Đối Diện Với Cái Chết
Vân Phong
“Chúng tôi
hướng dẫn mọi người biết dùng phương pháp nào để
kiểm soát quá trình dẫn tới cái chết, và làm thế
nào để chuẩn bị một không khí bình yên và thuận
lợi nhất cho người sắp ra đi”.
Tiến sĩ
Goh Pik Pin, Trưởng ban tư vấn thuộc Trung tâm
Chăm sóc sức khoẻ Kasih (KHC) cho rằng: “Chết là
điều chắc chắn, chúng ta chỉ không chắc rằng khi
nào cái chết đến thôi. Chúng ta đã làm quen, đã
chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc đón nhận cái
chết đến, thì mọi chuyện trở nên dễ dàng. Nếu
không khi đối diện với nó, đó là một trạng thái
tâm lý khủng khiếp nhất trong đời người, không
chỉ đối với người đang hấp hối mà cả với những
người thân xung quanh mình”.
Chết chẳng
cần phải nhận biết thông thường như chuyện bệnh
tật hay huyền bí gì lắm. Thực chất với một chút
khéo léo cần thiết, con người có thể kiểm soát
được thời gian sắp chết của mình và nó sẽ tạo
cho mình một cảm giác bình yên. Để có được điều
đó, chúng ta phải biết sự hoạt động của thức đối
với một người sắp mất. Điều này có thể được nếu
chúng ta thực tập Thiền định. Thiền không chỉ
giúp chúng ta sống tốt mà còn giúp cho người sắp
chết đi ra một cách bình yên. Bác sĩ Goh cho
rằng, chỉ khi chúng ta cảm thấy cần phải biết
làm thế nào để sống thật tốt thì khi ấy mới có
được những giây phút bình lặng và đẹp đẽ khi ra
đi.
KHC là một
tổ chức phi vụ lợi, hoạt động giúp đỡ mọi người
dựa trên những nguyên lý Phật giáo về tình
thương, từ bi và những phương tiện thiện xảo.
Được hình thành từ năm 1998, với tư cách là một
dịch vụ công ích và là chi nhánh của hiệp hội
Phật giáo Losang Dragpa (LCD) khi nhận ra ở
Malaysia, việc chăm sóc những bệnh nhân nặng,
đang hấp hối là nhu cầu cần thiết.
Từ khi
trung tâm này khai trương, KHC đã đào tạo cho
hơn 300 người tình nguyện giúp mọi người chống
đỡ được những kích động, lẫn những cảm xúc hoảng
hốt bất chợt của những người đang bịnh nặng, và
hợp tác với các Bệnh viện để tổ chức giáo dục
rộng rãi trong dân chúng.
Bác sĩ Goh
cho hay: “Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi hội
thảo để bàn luận về cái chết và tiến trình dẫn
tới cái chết tại trung tâm LCD ở Bukit
Damansara, Kuala Lumpur. Những buổi đó, các
thành viên trình bày rất nhiều đề tài liên quan
và hấp dẫn. Hiện chúng tôi đang lập kế hoạch khá
quy mô để mở rộng tầm hoạt động nhằm mang lại
lợi ích cho mọi người càng nhiều càng tốt. Trong
mỗi đợt hội thảo, chúng tôi đều dạy mọi người
tập trung đến sự nhận biết chín dấu hiệu chứng
tỏ sự tan rã của thân và biến đổi của tâm, làm
thế nào để kiểm soát được mọi ý nghĩ và cảm xúc
trong thời gian sắp chết và làm thế nào để tạo
được trạng thái bình an và lợi lạc cho mình
trong thời gian cuối cùng của cuộc đời. Điều này
là vô cùng quan trọng và ai cũng cần phải biết”.
Buổi thảo
luận sắp tới của bệnh viện Phật giáo dành cho
người hấp hối sẽ tập trung vào đề tài sức mạnh
của tâm phần tự lực và phần tha lực, sẽ được tổ
chức vào ngày 17 tháng 4 năm 2005, từ 10 giờ
sáng đến 5 giờ chiều, tại khách sạn quốc tế
Pearl, Jalan Klang Lama, Kuala Lumpur, Malaysia.
Buổi hội thảo mở cửa rộng rãi cho tất cả mọi
người có quan tâm để họ có kinh nghiệm trong
việc giúp đỡ người thân, bạn bè, những người
đang phải đối diện với cái chết (thông thường họ
đang bị những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư
chẳng hạn).
Bác sĩ Goh
nhận xét: “Các chương trình hội thảo vô cùng hữu
ích đối với những ai muốn biết về những gì vấn
đề xảy ra cho những người sắp chết và để chuẩn
bị tinh thần cho điều đó, bởi vì, cuối cùng mọi
người đều chết, hoặc chết vì già, hoặc chết vì
bệnh.” Hơn nữa các cuộc hội thảo là cơ hội để
mọi người lắng nghe các vị Tôn túc Phật giáo nói
về cái chết và cách kiểm soát tâm khi sắp chết,
theo con đường tu tập của Phật giáo.
Bác sĩ Goh
bày tỏ: “Con người nếu như chuẩn bị kỹ lưỡng cho
cái chết thì họ sẽ có những ngày sống cuối cùng
có ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Chúng ta sống ngày
qua ngày, nên làm những gì cần phải làm và nói
những gì cần nói. Những người không có sự chuẩn
bị kỹ càng cho cái chết thường lâm vào nỗi sợ
hãi, không biết phải đối diện với cái chết như
thế nào. Cái chết đối với họ thật khủng khiếp và
thường để lại cho những người yêu thương mình
những hậu quả đáng tiếc.”

|