Trân Châu Trong Áo Rách

Liên Hải dịch

 

Đời Đường, một hôm tướng quốc Bùi Hưu đến chùa Đại An hỏi các vị Tăng trong chùa: “Mười vị đại đệ tử của đức Phật, mỗi vị giỏi về một mặt, xin hỏi ngài La Hầu La nhờ cái gì mà gọi là số một?

Các vị Tăng cho rằng kiến thức thông thường của Phật giáo đơn giản như vậy ai chẳng biết bèn đồng thanh trả lời: “nhờ mật hạnh mà gọi là số một.

Nhưng tướng Bùi Hưu không vừa ý với câu trả lời ấy, thuận miệng hỏi: “Ở đây có Thiền sư không?

Đúng lúc Thiền sư Long Nha Cư Tuần đang ở sau vườn trồng rau, các vị Tăng bèn mời sư đi ra. Bùi Hưu cũng hỏi Thiền sư câu hỏi như vậy: Xin hỏi Thiền sư, La Hầu La nhờ cái gì mà gọi là số một?. Nào ngờ, Thiền sư Long Nha trả lời không chút do dự: “không biết…

Bùi Hưu nghe xong rất vui, liền đảnh lễ và tận đáy lòng vô cùng khâm phục, bèn khen ngợi: “Đúng là trân châu trong áo rách!

Một vài người trí thức học Thiền đều biết, trong mười vị đại đệ tử, La Hầu La là vị A-La-Hán “mật hạnh số một”. Đã là “mật hạnh” làm sao có thể nói là biết được? Vì vậy một câu “không biết” của Thiền sư Long Nha, tể tướng Bùi Hưu cho rằng ngài mới chính là người biết. Còn câu trả lời “mật hạnh” của các vị Tăng khác, dưới con mắt Thiền giả thì biết ngược lại là không biết.

Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, biết và không biết quả thực là không thể giả dối được. Trí năng và đạo đức không giống nhau, đạo đức bốn lạng có thể giả mạo nửa cân, nhưng trí năng thì bốn lạng là bốn lạng, nửa cân là nửa cân, không thể giả giả dối được chút nào.

 

Liên Hải dịch (theo Hoa Linh Thoại)

 

 

 
 
simple stats
lượt đọc kể từ Mùa Phật Đản 2552 - 2008