Đạo Phật Và Công Tác Cảnh
Sát
Thích Minh Trí
biên dịch
Đạo Phật và việc phải thực thi pháp luật là hai
người bạn nằm chung một giường khác thường.
Việc tuân thủ theo
những nguyên lý bất bạo động, ôn hòa, và yêu
thương đối với tất cả mọi chúng sinh là chuyện
chẳng dễ dàng chút nào khi nghề nghiệp hàng ngày
của bạn liên quan đến điều tra và bắt giam những
phần tử phạm tội có tiềm năng bạo động. Thế
nhưng, một nhóm nhỏ cảnh sát tiểu bang New South
Wales (NSW) đã tự cam kết đặt họ vào một triết
lý cổ và đang ứng dụng triết lý ấy trong công
tác hàng ngày của họ.
Ông Jason Puxty là
một sỹ quan cảnh sát
New South Wales nói:
“Rất dễ
bị kinh hoàng và cũng rất dễ bị phẫn nộ với
những điều mà tôi trông thấy, và để xem xét mọi
người mà tôi phải đối phó với những điều xấu xa
vốn có. Đạo Phật đã giáo hóa cho tôi hiểu họ như
là người đã làm những việc rất xấu xa. Tôi sẽ
truy nã họ, truy tố họ, và xử lý họ thích đáng,
nhưng đồng thời tôi cũng phải chữa trị họ bằng
chân giá trị và lòng từ bi”.
Ông Jason Puxty và
một sỹ quan cảnh sát khác, người mong ước được
biết đến với cái tên là Sean, đã quay về với đạo
Phật sau khi chứng kiến hàng loạt những bi kịch
trong nghề nghiệp. Cảnh sát Sean tâm sự:
“Jason
và tôi đã nhìn thấy vài cảnh tượng rất kinh
hoàng, và chúng tôi hiện nay có thể hành động
theo lý trí nhiều hơn với những gì mà chúng tôi
đang thấy, và biết cách làm thế nào để chúng tôi
có thể phản ứng với nó một cách đầy cảm xúc.
Nghĩ đến một tai nạn ô tô. Ngồi ở đó và
cố gắng tìm hiểu cho ra lẽ tại sao không mang
trả lại cho bất cứ ai đó. Tôi đang phục vụ mọi
người tốt hơn bằng cả trái tim, tâm hồn, và bằng
nhận thức rằng người ta không may gặp phải những
hoàn cảnh đáng thương tâm khi còn trẻ tuổi”.

Sư
cô Robina Courtin và sỹ quan cảnh sát Sean
Cả
hai viên sỹ quan cảnh sát
New South Wales này đều
thực hành theo lời chỉ dạy của Sư cô Robina
Courtin, một nữ tu sỹ Phật giáo người Úc.
Trước
đây, Sư cô Robina là nhà hoạt động chính trị -
xã hội tranh đấu cho phe cánh tả. Sau đó, cô trở
thành vệ sỹ của đức Dalai Lama. Hiện nay, Sư cô
Robina là giám đốc Dự án Phóng thích Tù nhân có
trụ sở tại Hoa Kỳ. Dự án này hiện vẫn đang giúp
đỡ cho 400 tù nhân thông qua các chuyến thăm
viếng, giảng dạy Phật pháp và khuyên nhủ.
Trong một chuyến
thăm đến Viện nghiên cứu Vajrayana (Kim Cang
Thừa) ở Ashfield tuần qua, Sư cô Robina phát
biểu rằng:
“Nếu lột
bỏ tất cả chiếc vỏ tôn giáo … thì đạo Phật thuộc
về tâm. Dù ai đó có là phạm nhân hay là sỹ quan
cảnh sát đi chăng nữa thì công việc đối với họ
cũng đều giống nhau… Đó là phải biết rõ tâm của
mình, thanh lọc ở đó cái gì, và rồi bắt đầu thay
đổi bản thân mình”.
Nhưng
những phút giây khi hoàn cảnh đòi hỏi các sỹ
quan cảnh sát buộc phải làm tổn thương đến chúng
sinh thì sao?
Ông
Puxty cho biết:
“Nếu tôi phải sử dụng sức mạnh để cứu bản
thân tôi và cứu những người khác, tôi sẽ làm
điều đó, nhưng tôi biết có một cái giá để trả
cho nghiệp lực này. Tôi đã thề nguyện không làm
những điều nào đó, chẳng hạn như: không sát sinh,
không nói dối, không trộm cắp… Nhưng tôi chỉ làm
nó để bảo vệ mọi người, nhưng tôi biết rằng sẽ
có một hiệu ứng”.
Cả hai sỹ quan cảnh
sát này đều nêu rõ rằng quan điểm của họ không
phản ánh lập trường của Lực lượng Cảnh sát New
South Wales, nhưng họ tin một vài đồng nghiệp
của họ có thể hưởng được lợi ích từ giáo lý đạo
Phật.
Cảnh sát Sean nói:
“Tôi đã
nhìn thấy những đồng nghiệp của tôi va phải bức
tường sai lầm qua công việc của họ một cách xúc
động, và tôi nghĩ họ có thể hưởng được lợi ích [từ
giáo lý đạo Phật]. Tuy nhiên, không có nhiều
người bị hệ thống tín ngưỡng kích thích. Có sự
mâu thuẫn giữa cách thức phần đông xem xét nghề
nghiệp và cách thức họ quan sát đạo Phật”.
theo “Between
Buddhism and Hard Yards of Police Work”
từ trang nhà
www.smh.com.au
Đạo
Phật và việc phải thực thi pháp luật là hai
người bạn nằm chung một giường khác thường -
Buddhism and law enforcement are unusual
bedfellows |