Một Tu Sĩ Phật Giáo Trung Quốc Trở Thành Ca Sĩ Nhạc Pop

Nguyễn Ninh Hòa

 

Một tu sĩ Phật giáo trẻ tuổi trở thành ngôi sao nhạc pop đang trở thành một đề tài tranh luận tại Trung Quốc. Có nhiều người ủng hộ và cũng có nhiều người phản đối.

Tu sĩ Shidaoxin (Thích Đạo Tâm - 释道心) chủ trương theo khuynh hướng tu sĩ hiện đại, dùng âm nhạc chuyên chở những giáo lý của Đức Phật đến với nhiều người, nhất là giới trẻ. Tu sĩ Shidaoxin thường hát nhạc pop và hiện có nhiều người ủng hộ tu sĩ này, nhưng cũng có những người theo khuynh hướng cổ truyền nghiêm khắc thì nhất mực phản đối chuyện tu sĩ trở thành ca sĩ.

Nhiều cơ quan truyền thông đã phát thanh/hình những cuộc trình diễn của tu sĩ Shidaoxin. Rất đông người vào internet để xem/nghe tu sĩ trẻ này trình diễn.

Tu sĩ Shidaoxin nói rằng ông theo khuynh hướng Phật giáo hiện đại, sử dụng phương tiện truyền thông đa phương tiện (multi-media) để đến với đông đảo mọi người, nhất là giới trẻ, và mang Phật pháp đến với họ.


Nguyễn Ninh Hòa
(theo Calitoday)

 =============================

* Mọi ý kiến, quan điểm chia sẻ về vấn đề trên vui lòng email đến địa chỉ: phatgiaodaichung@gmail.com

* Blog của Thầy Thích Đạo Tâm => http://blog.sina.com.cn/shidaoxin

 

 

 

* Audio "Đại Bi Tâm Chú" do Thích Đạo Tâm phổ nhạc

( trích từ CD "Phàm Tăng Hát Cho Bạn Nghe" )

 

* Video clip phỏng vấn Thích Đạo Tâm (flv)

( Đài Truyền Hình Phụng Hoàng - Hồng Kông phát sóng ngày 24/3/2009 )

 

 

       Nhằm rộng đường dư luận, PGĐC xin đăng tải nguyên văn nội dung email từ độc giả bốn phương.  

 

thichtrihoang@yahoo.com :

Bạn Hòang Hải mến,

Cám ơn bạn đã gởi email về chuyện một tu sĩ Phật Giáo Trung Quốc đã trở thành ca sĩ. Tôi nghĩ chúng ta nên tán thán công đức của thầy trong nỗ lực đem đạo vào đời với hình thứ mới mẻ của thời @.

Một tu sĩ Phật Giáo ca hát cúng dường Phật thì không có gì sai trái cả. Trong nghi lễ Phật Giáo Việt Nam và các nước Đại Thừa Phật Giáo đều có đủ các phần ca, vũ, xướng, kệ như múa Lục Cúng Hoa Đăng đã thành điệu múa của cung đình, trong Trai Đàn Chẩn Tế có mặt đầy đủ các làn điệu dân ca của từng vùng từng miền. Ngày xưa các vị Tổ sư đã thấy tầm quan trọng của âm nhạc nên đã dùng âm nhạc để hoằng pháp. Lễ nhạc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của con người. Do đó ngày nay Phật Giáo sử dụng nhạc trẻ là một chuyện đáng mừng để nhìn thấy sức sống của Đạo Phật luôn luôn sinh động trong cuộc sống, không bị đóng khung trong giáo điều. Trong mục đích đem giáo pháp của Đức Phật đến với giới trẻ, việc sử dụng nhạc trẻ là việc khế lý khế cơ (thích hợp với giáo lý và thích hợp với tâm trạng giới trẻ). Kinh A Di Đà: "Như trăm ngàn nhạc khí đồng thời tấu lên, những người nghe được đều tự nhiên phát tâm niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng".

Thân mến,

Thích Trí Hoằng

* Email trên do bạn đọc Hoàng Hải chuyển đến PGĐC.

 

kinhduongvuong2003@yahoo.com :

Toi hoan toan ung ho tu si nay.

Duc Phat co den 8 van 4 ngan phap mon de tu tap, dat den giac ngo.

Tin lanh, thien chua giao, nhat la Tin lanh, họ co ca gian nhac va` san khau nua... co sao dau.

Mot doc gia.

 

hoangthanhy1975@yahoo.com :

Cám ơn vi hữu đã hỏi tôi về vấn đề này thì xin thưa rằng:

1- Nhìn từ góc độ như.... nhà sư nhìn đó là vấn đề hoằng pháp, đem giáo lý nhà Phật đến giới trẻ qua âm nhạc.

2- Nhìn từ góc độ của một tu sĩ thì ngoài hướng nhìn của riêng mình là tìm đến Niết-Bàn hay giải thoát thì cũng muốn mọi người cùng đi với mình.

Với cá nhân tôi thì âm nhạc của vị tu sĩ này đã cho tôi một khoảng thời gian êm dịu, lắng đọng và đâu đây một chút thiền vị.

Kính,

HTY

* Email trên do bạn đọc Minh Nguyên chuyển đến PGĐC.

 

 

Bài tham khảo: Vài nét về Âm Nhạc Phật Giáo - Nguyên Hiệp

 

 

 

 
 
simple stats
lượt đọc kể từ Mùa Phật Đản 2552 - 2008