Khủng Hoảng Kinh Tế Nhìn
Từ Quan Điểm Phật Giáo
Hồ Hoàng Hùng

Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc
khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc
con người đã quên đi sự thật này.
Thời kỳ sơ khai của nhân loại: Chưa sử dụng tiền
“phương tiện”
Trong
buổi đầu bình minh của nhân loại, cuộc sinh kế
của con người chủ yếu qua phương cách tự cung tự
cấp, tự sản tự tiêu. Nhân loại thời kỳ này tự
săn bắn, hái lượm để sinh sống. Rồi nhân loại
ngày càng đông và kết hợp với kỹ thuật săn bắn,
trồng trọt, chăn nuôi theo thời gian mà được cải
thiện làm cho sản vật ngày càng nhiều và con
người bắt đầu thấy nhiều sản vật mình làm ra
không sử dụng hết, trong khi người khác lại làm
ra nhiều sản vật khác mà mình không làm được.
Thế là nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa, sản
vật này với sản vật kia. Và con người bắt đầu
nghĩ ra cách trao đổi, ví dụ: 1 con gà đổi lấy 2
kg thóc, và họ nghĩ đơn giản là nuôi 1 con gà
cũng tốn công tương đương làm ra 2 kg thóc...
Thời
kỳ nhân loại bước vào kỷ nguyên sử dụng tiền để
làm “phương tiện” trung gian trao đổi sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ
Với
sự tiến bộ qua quá trình lao động sản xuất, lực
lượng sản xuất và các công cụ sản xuất ngày càng
phát triển, cải tiến, quan hệ sản xuất từng bước
điều chỉnh đưa đến sản phẩm làm ra ngày càng
nhiều, nhân loại tiến tới sản xuất hàng hóa.
Nhu
cầu phải có một vật để làm phương tiện trung
gian trao đổi giữa các hàng hóa với nhau. Và
nhân loại nghĩ ra một phương tiện gọi tên là
“tiền” để làm phương tiện trao đổi hàng hóa.
Tiền
là phương tiện trong thời kỳ này được làm bằng
các kim loại (vàng, bạc, đồng, nhôm) tùy theo
mỗi quốc gia. Tiền được biểu hiện bằng giá trị
của các kim loại quý này đóng vai trò biểu hiện
giá trị của vật được trao đổi. Tiếp theo để
thuận tiện trong lưu thông, và dễ in ấn nhân
loại phát minh ra tiền giấy. Đến đây thì “giấy”
bản thân nội tại của nó không có giá trị mà chỉ
là dấu hiệu của giá trị được công nhận trong
phạm vi quốc gia phát hành mà thôi.
Theo
kinh tế học, tiền có 5 chức năng sau đây:
1.
Thước đo giá trị: đây là chức năng chính yếu của
tiền, do vậy nó phải được biểu hiện bằng vàng vì
đây là kim loại quý hiếm;
2.
Phương tiện lưu thông (trong chức năng này nó đã
bộc lộ mầm móng khủng hoảng kinh tế vì hành vi
bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về
thời gian và không gian, như vậy giá trị thực
của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó);
3.
Phương tiện cất trữ;
4.
Phương tiện thanh toán (chức năng này cũng chứa
đựng mầm mống khủng hoảng kinh tế); và
5.Tiền tệ thế giới
Thời đại tiền lên ngôi
Trong
hai thế kỷ vừa qua, đặt biệt là thế kỷ 20, với
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật,
sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất về tri thức
đã tạo nên một nền kinh tế hàng hóa phát triển
vũ bão, hàng hóa sản xuất nhiều đến nỗi tạo ra
cảnh nơi thừa thì dùng lương thực làm nguyên
liệu chạy đầu máy xe lửa thơm phức nơi thì thiếu
đói. Cuộc khủng hoảnh kinh tế 1930 là minh chứng.
Giao
thương của nhân loại ngày càng mở rộng, xuyên
biên giới, toàn cầu hóa. Tất nhiên trong giai
đoạn này tiền với chức năng tiền tệ quốc tế được
biểu hiện bằng “giấy” và người ta thường sử dụng
tiền của các quốc gia có nền kinh tế mạnh. Một
trong những đồng tiền được các nước sử dụng
trong giao thương nhiều nhất là đồng đô-la Mỹ,
nơi có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Và
từ đây ta bắt đầu phân tích trò chơi của “phương
tiện tiền” trong giai đoạn hiện đại tại Mỹ như
sau:
Phải
thừa nhận Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn
nhất toàn cầu và là nơi tập trung hầu hết các
định chế tài chính ngân hàng và các định chế tài
chính như ngân hàng (bank-like institutions)
nhiều nhất trên thế giới. Và những định chế này
đã “chế” ra các trò chơi tiền dưới nhiều hình
thức khác nhau mà ta thường gọi các các sản phẩm
tài chính phái sinh “derivative” nhiều nhất trên
thế giới.
Và
sau đây là ví dụ minh họa quy trình của trò chơi
tạo giá trị ảo được bắt đầu từ loại tín dụng
dưới chuẩn (subprime credit):
1. Ngân
hàng cho vay mua nhà, thế chấp bằng chính ngôi
nhà đó;
2. Ngân
hàng phát hành chứng khoán có đảm bảo bằng tài
sản thế chấp đó (mortgaged-back securities);
3. Các
nhà đầu tư, quỹ đầu tư, công ty đầu tư tài chính
(các loại này rất nhiều ở Mỹ nhưng lại không
được giám sát chặt chẽ như các ngân hàng) nhảy
vào mua bán các loại chứng khoán này;
4. Các
chủ thể đầu tư được đề cập ở mục 3 bắt đầu dùng
nhiều “tiểu xảo kỹ thuật” để thổi giá trị của
các chứng khoán này thêm nữa, đã ảo bây giờ càng
ảo hơn, tất nhiên các cơ quan chức năng của
chính phủ không kiểm soát được các “trò” này;
5.
Lại thêm công ty bảo hiểm nhảy vào để “bảo hiểm
tài chính” cho các chứng khoán loại này.
Ta
thử hỏi qua 5 bước cơ bản trên, giá trị một ngôi
nhà được thể hiện bằng một tờ “giấy” có thể được
thổi lên gấp bao nhiêu lần? Và với loại tín dụng
dễ dãi trên người ta đua nhau mua nhà để bán lại
hưởng chênh lệch thì giá nhà tăng chóng mặt tạo
nên giá trị bong bóng ảo.
Đáng
lẽ trong thời kỳ này, Quỹ Dự trữ Liên bang
(Federal Reserve System – gọi tắt là FED) và các
cơ quan chuyên trách của chính phủ Mỹ phải sử
dụng các công cụ hay sáng tạo ra các công cụ mới
để kiểm soát, kiềm chế cuộc chơi tạo giá trị ảo
này, thì FED lại quên mất đi vai trò và chức
năng của mình.
Và
nguy hiểm hơn, FED lại kích thích “con thỏ
luôn chạy theo lợi nhuận một cách không đáy này”
bằng cách liên tục cách giảm lãi suất từ 7%-6%
xuống đến 1-2% (giai đoạn cách đây vài năm) hành
động đó của FED thúc đẩy cuộc đua “ảo” sụp đổ
nhanh chóng.
Trở
lại quy trình trên tại mục số 1, khi giá nhà quá
cao vượt giá trị thực rất lớn, thì nó bị đứng
lại. Người ta hết khả năng mua nhà và trả nợ, số
1 sụp đổ, các số còn lại tự động đổ nhào theo
hiệu ứng domino, đưa đến thị trường tài chính
khủng hoảng.
Như
ta đã biết thị trường Mỹ là nơi mơ ước của các
nước. Các nước luôn xây dựng chiến lược xuất
khẩu hướng về thị trường này, người ta nói
“không mợ thì chợ vẫn đông” nhưng trên thực tế
thì không ai muốn “mợ” này vắng mặt trong chợ cả!
Dân
Mỹ tha hồ tiêu xài, mua sắm hàng hóa các nước (có
cả mua chịu – tín dụng tiêu dùng) trong khi xuất
khẩu Mỹ thì chậm hơn, dẫn đến cán cân thương mại
thâm hụt mất cân bằng, cộng với chi phí chiến
tranh dẫn đến thâm hụt ngân sách, thế là Mỹ phát
hành trái phiếu. Các nước lại đua nhau mua (Trung
quốc mua nhiều nhất!).
“Các
dòng “sông tiền” đều đổ về “biển” Mỹ.
Và
như trên đã phân tích, khi số “1” đổ nhào, thế
là một mớ bòng bong ma trận đầu tư rối loạn, mất
niềm tin, đưa đến khủng hoảng kinh tế.
Lời
Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện”
Phật
đã dạy rằng vật chất, thân này chỉ là phương
tiện. Chúng ta sử dụng “vật chất-thân-tiền” như
bản chất của nó mà thôi. Theo Phật thân này là
“bàn đèn” để “ngọn đèn tâm” sáng tỏ. Phật không
bài bác vật chất nhưng cũng không bám víu và
chạy theo nó quá trớn. Rời bỏ “bàn đèn” thì
không có “ánh sáng”, nhưng bám víu “bàn đèn” quá
thì “ánh sáng không cao”. Chỉ có sử dụng nó đúng
cách như bản chất của nó thì ánh sáng tỏ, đó
chính là là “Trung đạo”, cái này có vì cái kia
có, bỏ cái này thì cái kia không có.
Chúng
ta ngày nay không những chạy theo, bám víu (tất
nhiên vì chúng ta là người tục) mà còn biến hóa,
thổi giá trị của nó lên cao, mà khi nó đã thoát
khỏi bản chất của nó thì nó không còn là cái mà
các nhà kinh tế học đã định nghĩa ban đầu là
“phương tiện” mà thôi.
Kết
luận:
Việc
phân tích đến đây đã rõ, nếu chúng ta quyết định
tiếp tục dùng “hao phí lao động sáng tạo của trí
óc” để tiếp tục trò chơi này thì phải có các
công cụ, biện pháp để kiểm soát nó.
Tuy
nhiên, nói gì thì nói, cũng phải nhận thấy bản
chất của tiền tệ chính là phương tiện, mà đã là
phương tiện thì chỉ nên sử dụng nó đúng như bản
chất của nó mà thôi. - 2009
theo
www.hoangphap.info


|