ĐƯỜNG VỀ VÔ NGÔN
Cư sĩ Liên Hoa
Mây trắng trong ngần, mây trắng bay
Hư không
tràn ngập khắp phương trời
trở về bến đất tìm ngọc ẩn
ngọn tháp Chân tâm sáng Pháp đài
Tiếng chuông nhè nhẹ rõ đêm ngày
thanh ngân không đến cũng nào đi
chở người tìm lại tâm vô trụ
sen nở trong lòng, tâm vẫn xanh
Lời pháp năm nào vẫn còn đây
dù cho bảo tháp phủ rừng dầy
đủ duyên bảo tháp chân tâm hiện
trụ giữa nhân gian một tấm lòng
Xưa, Bồ tát Đại Nhạo Thuyết hỏi
Từ Tôn thương xót mở pháp mầu
Bảo pháp Chân tâm không hoại diệt
tỏ mờ che phủ bởi vọng mê
Khi các Pháp thân đều nhóm tụ
mười phương khởi mở Tháp Chơn Như
Như Lai Đa Bảo đồng xuất hiện
Bên Đức Thích Tôn ngự một toà
Bodhgaya, bao đời còn in bóng
trên chốn trần gian, chuyển pháp mầu
rừng lửa sân si bền kiên cố
một tiếng lòng từ lửa nở sen
Gió đưa rào rạt lá bồ đề
dừng bước giang hồ, bỏ chấp nê
tháp của hữu sinh thường hữu diệt
xin con tạo tháp ở trong lòng
Chuông khuya cảnh tĩnh người say mộng
mộng ngủ trên đồi hay giấc mơ
trùng khơi sóng vỗ đời ảo mộng
Đức Phật từ bi vẫn
mỉm cười….
Minh
Thanh
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố
Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác
của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu,
tan hoang. Có những nơi lụt lội, có chỗ nhà cửa
sụp đổ, đất trùi lôi kéo nhiều căn nhà vùi sâu
trong lớp bùn lầy, tạo thành các hoang cảnh
tưởng như đang ở một nơi chốn hoang dã nào đó,
điêu tàn.
Mọi người co cụm vào nhau, tìm đến từng tấm lòng
để sưởi ấm, để chia sẻ trong lúc hoạn nạn, bối
rối và tìm kiếm xem lại kẻ còn người mất, nhìn
lại những gia sản của mình có còn nguyên vẹn
hình hài hay đã là dĩ vãng. Thanh âm còn lại,
khô đặc, im ắng hiện rõ trên mắt sâu mất ngủ,
trên gương mặt hằn âu lo, đôi môi khô bỏng của
mọi người là sự im lặng. Sư im lặng của khoảng
không, bất lực. Có còn gì để nói, để bàn tán…
khi mọi cảnh vật đều biến hoá vô thường trước
cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Thế nhưng, qua
ngày hôm sau, trời đất lại trong sáng, mang dáng
vẻ thanh lịch, hiền hoà, dịu dàng như chưa từng
có chuyện gì đã xẩy ra, dù cây cối còn ngả ngổn
ngang, dù nhiều mái nhà bị tróc nóc, có chỗ là
khoảng trống, chơ vơ, mộc mạc….Thành phố như vừa tĩnh giấc
sau một đêm dài với giấc mơ hãi hùng, kinh sợ.
Vào đêm mưa bão, trên tầng 2 của căn nhà đang cư
ngụ, trước bàn thờ Phật, tôi đã sống với giây
phút thực nhất của cuộc đời trong chánh niệm, để
nhìn rõ chiều sâu của pháp sinh diệt, trụ hoại,
có không v.v…khi bên ngoài từng cơn gió rít vang
như tiếng kêu thảm khốc, nhức nhói, ghê rợn. Gió
như chực muốn cuốn đi tất cả đi vào hư không,
cảm giác căn nhà như nghiêng đổ, có lúc cũng làm
tôi chột dạ, muốn xuống tầng dưới để chạy trốn.
Nhưng, nhìn lên nét mặt của Đức Phật vẫn hiền
hoà, trang nghiêm, mỉm cười như chia sẻ cho giây
phút thật hiểm nguy của hiện tại. Tôi đã nhẫn
nại ngồi lại, im lặng, đi sâu vào nội tâm….những
giây phút đó sao nhẹ nhàng quá, như một cánh mây
thong dong, bay nhảy trên những bầu trời bao la,
hương vị của pháp, chất liệu của vô thỉ vô chung,
cái tâm của vô cùng tận. Nếu lúc đó, mình ra đi
thì sao…….
Đời sống kéo tôi về hiện thực, mưa đã không còn
mạnh mẽ; gió đã không còn kêu gào, than khóc.
Mọi sự im lặng, dày đặc trong bóng đêm, thỉnh
thoảng vài cơn chớp sáng loé lên, vẫn còn đâu
đây tiếng sấm gầm, như còn lưu luyến, răn đe
trên sinh mạng của con người. Rồi việc gì cũng
phải qua, dù có muôn ngàn khó khăn, bức bách…..và
phải quên đi những gì đã đến, đã xẩy ra, của
ngày qua, phải đối diện với những gì đang biến
hiện ra trước mặt, hiện tại và dù cho bất cứ
chuyện gì đến đi trong cuộc đời nầy, dù lớn lao,
nguy hiểm cách mấy, đều rồi cũng phải trôi qua,
biến đổi như một chuyện bình thường khi duyên
hợp trụ tan.
Trong việc giao tiếp với nhiều người, có những
câu thăm hỏi mà vài người đề cập đến, làm tôi thực sự khó trả lời, như:
- “Đọc những bài viết của anh, với văn chương,
với tư tưởng phóng khoáng, triết lý Phật giáo
vượt qua những khuôn khổ thông thường, với mục
đích đem đạo vào đời một cách nhẹ nhàng, thanh
thoát, không sáo ngữ, không kinh điển, nhưng
thấm đậm tinh thần Phật giáo, nơi đó, giáo Pháp
được trình bày tinh khiết, rõ ràng… Nhưng, xin
thú thật là anh đừng buồn nha. Khi gặp anh ngoài
đời thường với con người bằng xương bằng thịt,
trước mặt, thấy thất vọng lắm, vì hình như anh
rất thô thiển, chất phác, chậm chạp, mộc mạc và
đơn giản, thường quá… vậy mà tôi cứ tưởng tượng
là anh phải khác hơn nhiều với người thường,
thánh thiện hay đặc biệt gì lắm chứ. À, anh viết
như vậy, nhưng mà anh có tu, có thực hành giáp
Pháp trong đời sống hằng ngày không hay là chỉ
viết cho văn vẻ, văn chương cho vui thôi?
Còn chủ đề “Con thuyền chở trăng ra biển cả” thì
khi nào chấm dứt, vì đã có
mặt rất lâu rồi trên Trang nhà, hình như đã hơn
một năm trôi qua?”.
Thật là tội nghiệp cho tôi, vì từ lâu rồi, tôi
vẫn luôn hay bị người ta chê cười vì cái sự quê
mùa, chân chất của mình và hôm nay, thêm một lần
nữa, câu hỏi và lời phê bình, nhận xét nầy làm
tôi hơi ngượng ngùng, nụ cười trở nên méo mó,
khó coi…..Ồ, như vậy, là bản ngã mình vẫn còn
nguyên vẹn, vì mới nghe lời nói chê bai thì làm
như hơi bị chói tai, nhưng rồi chỉ thoáng qua
như gió thoảng, vì người ta chỉ nhận xét một
cách chân thật qua cặp mắt nhìn thấy, tiếp cận.
À, những lời nhận xét nầy cũng đúng thật, vì
mình rất là quê mùa, cục mịch mà…
Nếu mình viết mà có người đọc, hiểu và thực hành
giáo Pháp thay mình, thì còn gì bằng, vì mỗi một
người hiểu sẽ tu, chuyển hoá nghiệp để trở nên
người tốt, người hữu ích cho xã hội, thì cũng
coi như là mình có tu và có đóng góp một chút gì
đó cho Phật giáo… Còn việc thực hành giáo Pháp
hằng ngày của riêng mình, nghĩ mà mắc cở lắm….
Xin được im lặng và không dám trả lời.
Hương thiền đã thấm bao lâu
mỗi ngày ôm gió cỡi mây sơn hà
hỏi rằng đi được bao xa?
thưa rằng, cũng vẫn vòng quanh ta bà….
Minh Thanh
Ồ! Trên cuộc đời nầy, giữa cõi Ta bà với biết
bao nhiêu vấn nạn xẩy ra, khổ đau, hạnh phúc,
phiền não, thanh tịnh, uế trược v.v.. và dù hoàn
cảnh có như thế nào đi nữa, mà được thư thả,
thong dong trong đời sống hằng ngày, trong hơi
thở…để có thể nhìn thấy những mầu nhiệm có mặt
chung quanh, với nét đẹp thiên nhiên, có hồn, có
sức sống … Không phải đó là điều mà ai cũng mong
muốn sao? Đạo Phật dạy phải tiếp cận, sống thực
với cái tâm trong sáng…. Thì có cần phải hỏi, sẽ
đi về đâu, đến đâu?
Ta lặn lội bao năm đời sương gió
Tìm chân thường giữa những chốn đổi thay
một đôi khi bắt gặp dáng trở về
nhưng là mộng giữa trùng trùng giấc mộng…
Minh Thanh
Trong lịch sử Y học học Việt nam, có Hải Thượng
Lãn Ông- một Đại Y sư, có nói rằng: “Thiện
diệc lãn vi hà huống ác. Phú phi sở nguyện, khởi
ưu bần”. Ồ thì ra “Việc thiện mà còn lười
biếng làm nữa, huống chi là làm ác. Giàu không
phải là sự mong cầu, thì có sợ gì nghèo”.
Tất cả mọi con đường đi đến bất cứ cảnh giới nào,
cũng đều khởi bước từ cõi ta bà ô trược nầy,
phải trực diện, nhận thức đúng, không chạy trốn
và sống hiện tại….
Buổi sáng Chủ nhật, được nghỉ ngơi sau những
ngày trong tuần làm việc. Ngồi yên lặng theo dõi
tin tức trên màn ảnh truyền hình, uống tách cà
phê sữa. Cho đến bây giờ, dù là bận rộn, dù bị
ngổn ngang trăm mối ( không biết mối lo gì nữa?)
tôi vẫn thích được uống cà phê phin. Từng giợt
đậm đen rớt xuống ly, hoà lẫn với sữa, tạo thành
một màu sắc ấm êm, thân thiết.
Cái hương vị của cà phê đã theo tôi khi còn học
Trung học, rồi lên Đại học với những ngày căng
thẳng, cần phải thức khuya, dậy thật sớm để lo
ôn bài thi cho những kỳ thi ở trường. Đậu thì
còn tiếp tục học, còn nếu rớt thì có quân trường
chờ sẵn. Và cà phê đã đến với tôi như người tình
từng sánh vai, giúp đở qua những thời kỳ nhiểu
nhương, biến động. Vả lại, tôi lại là người
thích hưởng thụ, thư thái và lại hay đi tìm
những thời gian ngắn ngủi như lúc nầy, cho tâm
bớt mông lung, bay nhảy. Suốt cả cuộc đời con
người đã không phải là thời gian dài vong thân,
chạy đuổi theo con đường dài ngoằn nghèo trước
mặt hay sao? Những giờ phút hiện tại, khi tìm
lại mình, chỉ một giây phút thôi, ôi sao chợt
cảm thấy như đang ở phương nào….
Từng giọt đậm đen rớt xuống đời
tan trong sương gió, bốc hơi say
mùi trần bỗng chốc bừng cơn tỉnh
thoáng thấy bên mình, chất ngọt cay
Em đến bao năm giữa đất trời
hương thơm xoã tóc mộng thành mây
huyền vào trong mắt, thơm hương nhụy
pháp nhủ nương về, tỉnh cuộc say...
Minh Thanh
Thật là tức cười quá, chỉ với tách cà phê buổi
sáng mà đã thơ với thẩn, nhưng thử hỏi những ai
đã bén ghiền cà phê, hoặc đã từng trải qua những
đêm thức trắng, nhìn soi lại mình trong bao cơn
bão táp, mưa sa của cuộc đời, mới biết hương vị
cà phê ra sao? Có nhiều người dùng chất cafeine
của cà phê làm dược chất cho hệ thần kinh lắng
dịu tạm thời để chống chỏi lại những cơn buồn
ngủ khi cần phài thức, hay để tỉnh táo làm những
công việc thiết yếu… Nhưng, nếu ngưòi không
ghiền sẽ không biết đến ý nghĩa của cà phê là gì?
Miên man với những chập tư
tưởng đến đi, như từng hơi thở ra vào….phải rồi,
cà phê đã đi theo Đoàn Hành Hương trên đất Phật.
Mọi người ai nấy đều mệt nhoài. May mắn, trong
nhóm Bát Chánh Đạo, gồm 6 người đi từ Houston vouston,
Texas và 2 người đến từ Florida, được gom
chung để dễ dàng coi sóc lẫn nhau, sợ thất lạc.
Đâu có ai biết chắc là người lớn tuổi, hay người
già hay nguời mà trên mặt có nhiều phong trần,
cũng vẫn đi lạc như thường, chứ không phải chỉ
trẻ nhỏ. Chia nhóm như vậy cũng tốt, mỗi lần lên
xuống xe hay mỗi khi đến chỗ Thánh địa vào chiêm
bái, cũng dễ nhìn ra mặt nhau, bà con quen thuộc
của vài ngày qua, hoặc của kiếp nào đó nay hội
tụ lại thành một nhóm, dù mặt mày ai nấy đều bơ
phờ, nhưng dung nhan héo úa, tàn tạ thì dù sao
cũng vẫn còn coi được được .
Nhóm chúng tôi, may mắn quá, có vài người thủ
sẵn cà phê gói, nên cũng có lúc thưởng thức được
ly cà phê nóng dù vội vàng, nhưng rất là thú vị,
vì do thiếu thốn đủ thứ. Đặc biệt, vào lúc nầy,
ly cà phê dù tầm thường, lạt nhách cũng vẫn ngon
dễ sợ, làm tỉnh giấc ngủ ngàn thu….
Văng vẳng từ băng sau xe, có tiếng niệm Phật đều
đặn của một chị đi chung nhóm. Tiếng niệm lien
tục không dứt khoảng, vang lên lúc lớn lúc nhỏ,
như lời tâm tình, lời nhắn nhủ. Hình như là
người niệm Phật không biết mệt, nhưng mọi người
chung quanh, trong xe, lại cảm thấy mệt nhọc, vì
đi đường trường, đôi lúc, ai cũng muốn được im
lặng, suy tư hoặc đi thiếp vào giấc ngủ, bù sức
lại cho đoạn đường đầy cực nhọc, thiếu thốn như
thử sức, thử lòng kiên nhẫn, tín tâm của mọi
người. Đường đi vẫn còn xa quá, xe vẫn vùn vụt
lao tới theo lịch trình định sẳn, con đường gồ
ghề, dằn vặt, nhiều chỗ xe như bị tung lên. Có
nhiều đoạn đường đang chạy, khi màn đêm buông
xuống, tối mịt mùng như đêm 30, không thấy rõ
nhà cửa hay người ở. Thỉnh thoảng, chợt thấy mù
mờ của ánh đèn đầu sáng chập chờn, xa xa, hiu
quạnh toả ra một khoảng ngắn, thì biết đó là có
nhà ở hai bên đoạn đường vừa qua.
Màn đêm phủ khắp mọi phương
trời, màu đen kịt. Người tài xế với tay lái dày
dặn kinh nghiệm, vẫn lủi xe vượt tốc độ trong
đêm tối, và trên xe đang có mấy chục người, có
ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra và có cần phải biết
chuyện gì xẩy ra hay không? Cách duy nhất,
trở về với hơi thở, niệm Phật và để cho Phật lo.
Đó phải chăng là điều thú vị vi diệu mà người
Phật tử có thể mang áp dụng trong đời sống hàng
ngày như câu kệ của vị Thiền sư nào đó nói
rằng:”Đêm đêm ôm Phật ngủ. Ngày ngày cõng
Phật đi. Cùng Phật ngồi một chỗ. Cùng Phật ăn
một nồi…”.
Trên xe chỉ còn để đèn mờ mờ, có máy điều hoà
không khí, cũng dễ thở. Mọi người chìm vào giấc
ngủ mệt. Thỉnh thoảng có tiếng cười của người
nào đó, có lẽ đang ngủ bị mớ chăng hay là đang
thấy mình đã đến địa điểm hành hương rồi, nên
vui mừng? May là xe chạy cũng khá mau, và quen
đường, nếu mà gặp phải mà vừa chạy vừa suy nghĩ,
rề rề thì không biết chừng nào mới tới nơi được.
Vì mọi người đều ao ước mau đến, dù biết rằng
khi đến nơi, nước mắt sẽ đổ xuống, lòng nhiều
nổi xót xa, tâm tư nặng trĩu như khi đã được đến
chiêm bái nhiều địa danh vừa qua, vì nhìn thấy
những hình ảnh hoang tàn, hũy hoại do vô minh,
do lòng thù hận của con người đã tàn phá, mong
xoá để không còn dấu vết của Đấng Từ Tôn, của
Giáo Pháp vi diệu mà vì Đại Bi tâm mà Ngài đã đi
vào trần gian đầy uế trược để giảng truyền.
Nhưng không có một ai hoặc một thế lực nào có đủ
khả năng phá hũy được tuệ giác, hay giá trị tâm
linh thực sự của nhân loại, dù họ mang nhãn hiệu
hay danh xưng nào đó. Giáo Pháp của Đức Từ Tôn
đâu chỉ trụ và tồn tại trên những ảnh tượng,
trên di tích còn lưu lại, những đền thờ chùa
tháp v.v… vì những gì hữu sinh, hữu tướng sẽ
hữu diệt, hữu hoại, vô thường. Cho nên, sức sống
đích thực của đạo Phật tồn tại là trong tâm mọi
người. Ai là người không có tánh giác? Ai là
người không có tánh Phật hoặc không có từ bi trí
tuệ trong tâm? “Tất cả chúng sanh đều có Phật
tánh và đều là Phật sẽ thành”- Đó là nhận
thức căn bản và là cứu cánh của đạo Phật muốn
khai phá và cống hiến cho giá trị của con người,
để đưa con người vượt thoát lên trên những bất
hạnh, đau khổ…và để làm con người với vóc dáng
xứng đáng hơn.
Ai không muốn nâng cao tâm
thức của mình, ai là người không muốn hạnh phúc
chân thật, có đời sống giá trị, cao đẹp, hướng
thượng. Vì thế, tất cả những hành động đã từng
xẩy ra trong lịch sử, của quá khứ chỉ vì do lòng
thù hận, cuồng tín, độc tôn, chia rẽ, vô minh,
mất nhân tánh nên mới nông nổi thực hiện, và
chính vì lẽ đó, đã để lại sự mất mát, một sự
thiệt thòi quá to lớn cho nhân loại, khi đã tiêu
hũy những công trình nhân bản, đánh mất đi những
giá trị tâm linh cao quí, vô giá của mình và của
muôn loại.
Nhưng nếu khi con người còn biết hổ thẹn, còn có
chút lương tâm, còn có ý thức, còn nhận thức
được những đức tánh làm nên con người, chưa nói
là làm nên Bậc Thánh Nhân … thì sẽ có sự thống
hối thực sự và không thể nào lại đang tâm để tái
diễn được những thảm cảnh như vậy, trừ khi không
còn con người vì không còn lương tâm hoặc không
hiểu nhân tánh là gì và con người sống lùi dần
vào những thời đại đồ đá xa xưa.
Chỉ có những người con Phật dù mang tâm phàm phu,
còn nhiều cảm xúc, và do lòng kính ngưỡng Đức
Phật, nên khi nhìn những cảnh hữu tướng bị hư
hoại, suy xụp mà lòng xót xa, rung động…nhưng,
trong lòng thì vẫn luôn cầu nguyện cho những ai
đã đang tâm tạo ra những vấn nạn nầy, dù bất cứ
lý do nào thúc đẩy, thì khi xả bỏ thân tâm bất
tịnh, bỏ tâm ác và đều được chuyển hoá để có
hạnh phúc, an lạc như câu kệ vẫn thường tụng “
tình dữ vô tình, đồng thành Phật đạo”.
Bỗng nhiên, mọi người trong xe đều giật mình,
lao xao, vì hình như xe đang chạy chậm lại.
Kià….rồi…, hình ảnh Tháp BodhGaya cao vời vợi,
còn lưu dấu dù sau bao nhiêu thiên niên kỷ, bao
năm tháng thăng trằm, bị che lấp bởi rừng sâu.
Hùng tráng quá, đẹp đẻ quá, trang nghiêm quá….
Dù còn đang ngồi trong xe, nhìn qua cửa kiếng,
nhưng như có một sự huyền diệu, cảm ứng nào đó,
lôi cuốn, làm cho tâm mọi người như bừng sáng
hẳn.
Phái đoàn- mọi người ai nấy đều hoan hỉ, hạnh
phúc như trào dâng lên trong lòng, nôn nao, xúc
động, một tâm trạng khó diễn tả. Làm sao có thể
giải thích được hết những làn sóng trong tâm lúc
nầy, tâm của niềm vui, tâm của kính ngưỡng, tâm
của hạnh phúc chợt bừng lên, tâm của các con
người luôn noi theo dấu chân Đức Từ Phụ, dù sinh
ra đời không gặp Phật, nhưng may mắn còn đón
nhận được Giáo Pháp lưu truyền lại, và mang tâm
nguyện đi theo dấu chân của Ngài “Con niệm
Phật để lòng nhớ mãi. Hình bóng Người cứu khổ
quần sanh. Để theo Ngài trên bước đường. Chúng
con khổ, nguyền xin cứu khổ. Chúng con khổ
nguyền xin tự độ…”
Xin cho trái tim nầy
là đôi tay nồng ấm
đi bên cạnh cuộc đời
san sẻ những khổ đau
xin cho trên đôi môi
lời oán thù vắng mặt
lửa sân si chực cháy
trở thành hồ nước trong
xin khi đang đau khổ
hãy chấp lại cành sen
mong mọi người hạnh phúc
đem tánh Phật vào đời..
Minh
Thanh
Sau khi sắp xếp chỗ ăn ở trong khách sạn, ai nấy
đều mệt nhoài. Lần nầy được sắp xếp ở trong một
khách sạn do người Tây Tạng làm chủ, đầu tư nên
tương đối có điều kiện tốt gấp nhiều lần vài nơi
đã đi qua.
Khách sạn lần nầy được rất thoải mái, ấm cúng,
vui vẻ làm cho tình tương thân tương ái trên
chuyến hành trình sau nhiều ngày qua, tạo thêm
nhiều gắn bó, chia sẻ cho nhau những tâm tình
tâm linh, an lạc của người con Phật trong khi tu
tập.
Thực ra, vì là chuyến đi Hành hương chiêm bái
Thánh Tích, chứ không phải là chuyến du lịch,
nên các người trong Đoàn Hành Hương không một ai
đòi hỏi những gì cầu kỳ, tiện nghi quá đáng, mà
chỉ ước muốn đơn giản là có một nơi chốn nghỉ
ngơi, ăn uống tương đối để dưỡng sức lại cho
cuộc di chuyển đường trường, xa xôi, mệt nhọc,
lả người.
Cho nên, khi được ở Khách sạn nầy cũng rất là an
ủi, hạnh phúc lắm rồi, vì để bù lại cho có nơi
chốn mà Phái đoàn đến để lấy Khách sạn tạm trú
qua đêm, sau đoạn đường dài, nhưng lại không có
đủ phòng, đành chở nhau đến tá túc tại Chùa một
đêm. Đến Chùa tá túc, vì quá đông người với đồ
đạc đem theo rất nhiều, do đó, hành lý không ai
được lấy xuống khỏi xe, nên không có quần áo
sạch để thay, phải mặc “bụi đời” như vậy để ngủ.
Thức ăn không có, tự người nào có gì ăn đó, mọi
người xếp hàng để đợi phiên mình có nước sôi để
nấu mì gói. Trong hoạn nạn cũng có điều hay, vì
rất may mắn là trong Đoàn có một người đem theo
được đồ nấu nước (resistance). Nên nối đuôi nhau
để chờ từng đợt nước sôi đến phiên mình. Hoạt
cảnh diễn biến, nhìn thấy thật vui, thật đẹp,
tuy nhiên thì cũng thật tội nghiệp cho Ban Tổ
Chức chuyến Hành Hương nầy.
Theo như Chương trình dự định, thì ngày mai,
Phái đoàn sẽ được hướng dẫn đến chiêm bái Thánh
tích Bodhgaya vào buổi sáng sớm và đi chung với
nhau, để hành lễ, tụng kinh v.v…
Nhưng, sau buổi cơm chiều nóng ngon tại khách
sạn, từng nhóm người riêng rẽ đã đi bộ ra Tháp
Bồ Đề Đạo Tràng, tâm trạng có nhiều rung động,
cảm xúc. Màn đêm đã tràn ngập, bóng tối vô tình
lan khắp, nhưng chung quanh, dọc theo con đường
đi đến Đại Tháp, có nhiều ngọn đèn đường giăng
mắc, sáng sủa. Hương thơm bay ngào ngạt của muôn
loại được cúng, của trầm hương, của tâm thành,
của biết bao nhiêu người có mặt nơi đây. Đứng
ngắm ngôi Đại Tháp, đến thật gần, cảnh sắc thật
đẹp, oai hùng, làm choáng ngợp tâm hồn mọi
người.
Tiếng tụng Kinh, tiếng niệm Phật vang rền của
mọi sắc dân từ khắp miền trên thế giới đổ về để
hành hương, chiêm bái Thánh tích …Nhiều người
đang ngồi thiền hoặc trì chú, khắp mọi nơi, chìm
sâu trong niềm an lạc khi thực hành Pháp, tạo
nên một khung cảnh kỳ vĩ thật không thể tưởng
tượng được. Chúng tôi đến đảnh lễ nơi Đại Tháp
và đi kinh hành chung quanh Tháp…..
Cũng chính nơi đây, mưa gió bụi trần
Sương khuya xuống, giá lạnh tràn da thịt
Thân xác ốm, sen bồ đề tươm mật
tấm lòng từ, vô lượng nước đại dương
Cũng chính nơi đây, mãi còn ghi dấu
chốn rừng già, vắng lặng đến cô liêu
Đại sĩ ngồi đó, để thời gian rời bỏ
chiếc y mòn che thể xác quạnh hiu
cũng chính nơi đây, lời thề còn rõ nét
phóng bát đi, trôi ngược dòng sông đời
thịt nát, xương tan, thân vác vô thường
chưa thành Đạo, bồ đoàn không dời gót
cũng chính nơi đây, Ma vương quậy sóng
bão cuộc đời, thác đổ cuốn vọng mê
căn nhà xưa nối dài vòng luân chuyển
tìm cội nguồn, sanh tử bến vô sinh
cũng chính nơi đây, Thánh nhân có mặt
đem đạo Hoà bình gieo rắc sinh linh
hương của Từ bi, ngạt ngào Trí tuệ
vô minh buồn, đau khổ trở về Không….
Minh
Thanh
Sáng sớm, khi sương chưa kịp tan, còn nhờ nhợ
hơi lạnh. Bầu trời còn im tiếng khi ánh mặt trời
chưa mở mắt, nhưng tất cả mọi người trong Phái
Đoàn đã có mặt tại Phòng Khách của Khách sạn để
chuẩn bị đi đến chiêm bái Tháp Bồ đề Đạo Tràng.
Cả một đêm qua, thật là khó ngủ, vì hình ảnh
thân thương, chiếm lòng người một cách êm dịu và
là nơi ghi đậm dấu vết linh thiêng ngày Thành
Đạo của Đấng Cha Lành. Có phải ngày đó, Ma Vương
run sợ, bóng tối vô minh tan biến và lòng người
hớn hở, tâm chan hoà niềm vui sướng- một vị
Giáo chủ của một tôn giáo lấy Từ Bi và Trí Tuệ,
lấy Giáo pháp Giải thoát chỉ con đường giúp cho
muôn loài đến bờ An Vui, Hạnh Phúc. Giáo Pháp đó
không mang hận thù, chia rẽ, đố kỵ, thần quyền,
không có sức mạnh của vũ khí, bạo lực, áp bức
v.v… nhưng đã lan truyền khắp mọi nơi nơi, từ
cõi trần gian Ta bà uế trược chí đến các cõi
Trời, đều qui ngưỡng, kính lạy.
Ngài không có quyền uy, danh vọng, sức mạnh, thế
lực….nhưng chất liệu của tình thương và trí tuệ
đến từ sự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh
Giác, và rồi Tuệ giác và Tình thương đó đã khuất
phục được muôn khối vô minh, để đưa trở về nhân
tánh chân thật- đó là thiện nhân để huân tu,
đưa dẫn để trở thành những vị Tỉnh Thức.
Ồ! Buổi sáng hôm nay có phải cũng giống như một
buồi sáng của thời gian trên 25 thế kỷ qua, đón
chào vị Bồ Tát vừa thành Chánh quả, với Tuyên
ngôn đầu tiên của Đức Phật: “Xuyên qua nhiều
kiếp sống trong luân hồi, Như Lai thênh thang
đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mà không gặp, Như Lai
đi tìm người cất cái nhà nầy. Lập đi lập lại đời
sống quả là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm
nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đâ, ngươi
không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn
nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên
cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng Vô Sanh Bất
Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái dục” (1)
Gió tươi mát, trong lành, hương thơm ngào ngạt.
Có dẫm bước trong khoảng không gian nầy, có đi
vào vùng linh địa ngất trời tâm linh nầy, lòng
mới cảm nhận và thấu hiểu được nổi niềm Hạnh
phúc của biết bao nhiêu chủng loại hữu tình hoặc
vô tình khi đón nhận Giáo Pháp Giải thoát.
Lời xưng tán Đức Phật tràn ngập, bay trong không
gian, lan toả ra vô tận cõi. Mây lành che phủ,
hương hoa rải xuống tràn ngập, hương Giới, hương
Định, hương Huệ, hương Giải thoát, hương Giải
thoát Tri kiến….. năm hương quyện lấy nhau trong
lòng, chạm sâu vào tận đáy tâm của người con
Phật.
Tiếng nhạc Trời Càn Thát Bà, của muôn sinh linh
hữu hình hoặc vô hình, có tình hay vô tình ….vẫn
còn như trổi lên đầy khắp không gian, ca tụng,
tán thán, kính ngưỡng, phát tâm dâng cúng.
Vẫn biết rằng:”Nhứt
thiết pháp không! Nhứt thiết pháp tùy tâm tưởng!”,
nhưng làm sao nói hết được tột cùng tấm lòng của
những người con Phật trước nơi chốn có sự hiện
hữu của Đấng Cha Lành như trong lịch sử đã ghi
nhận.
Những hình ảnh của ngàn xưa như hiện rõ đến hôm
nay, khúc phim vi diệu của một lần trong muôn
một, soi rõ bóng dáng của một Con Người Vĩ Đại-
một vị Thầy siêu việt của Trời người.
Qua bốn cửa thành, chứng kiến tận mắt cảnh sống
bồng bềnh của kiếp nhân sinh, với sinh già bệnh
chết như một hệ lụy tất yếu. Làm sao có thể vượt
thoát ra sự thống khổ “thâm căn cố đế” nầy? Làm
sao có thể tự tại vượt ra khỏi vòng sinh tử?
Nước mắt đau khổ của chúng sinh nhiều hơn biển
cả, hạnh phúc chỉ là những giả tạm sinh diệt, vô
thường, chớp mắt đã trôi qua, tan biến….Đó là
những gì đã thôi thúc, khuyến tấn vị Bồ tát phát
tâm dũng mãnh, với tấm lòng hướng thượng, vì đại
nguyện cứu khổ muôn loài thoát khỏi vòng sanh tử
luân hồi, vì quyết tâm tìm ra Chân lý Giải thoát
bất sinh bất diệt, tự giác cho chính mình (Tự
giác), hướng giải thoát cho con người (Giác tha)
và để viên tròn hạnh nguyện giải thoát (Giác
hạnh viên mãn).
Rời bỏ Hoàng cung, từ bỏ
tất cả những hạnh phúc giả tạm của riêng mình
trên cuộc sống Vương giả, quyền quí…, Thái tử
Siddharta đã vượt qua nhiều chặng đường gian
nan, tìm đến các nơi chốn của các Đạo sư đương
thời… để thọ giáo tu học, tinh tấn và trải
nghiệm thực hành, mong tìm được con đường Chân
Lý, nhưng rồi kết quả không như ý muốn, vì tất
cả các pháp môn đó đều có giới hạn, không đưa
đến cứu cánh giải thoát thực sự và Người lại bỏ
ra đi….
Bên cạnh ngôi làng nhỏ Sambodhi, Người thả bước
chân đi sâu vào khu rừng già, hoang sơ, đầy
những bất trắc, muỗi mòng, dã thú, vắng bóng
người lai vãng…. Đêm về phủ đầy bóng tối, lạnh
lẽo, âm u. Ngày gay gắt nắng, nóng hừng hực như
thiêu đốt… những bất thường của môi trường khắc
nghiệt xung quanh, của thời tiết đe dọa, cản trở
đến sự dấn thân tu học … nhưng đã không làm sờn
lòng, chùn bước chân của Bậc Đại sĩ. Thái tử
Siddharta đã lấy chính thân mình áp dụng pháp tu
khổ hạnh, ép xác….
Sáu năm tu khổ hạnh, dù khu rừng già đã như quen
thuộc, dù với mọi hoàn cảnh bức bách của môi
trường nơi rừng sâu hoang vu, nhưng tất cả đã bị
khuất phục trước nguyện lực lớn của con người
hướng thượng, yêu thương mọi loài. Ngược lại,
thì thân xác Người còm cõi, khô héo, chỉ còn da
bọc xương, đôi mắt hõm sâu… Một lần nữa, nhận
thấy cách tu khổ hạnh không phải là pháp tu đưa
đến giải thoát, mà chỉ làm kiệt quệ sức khoẻ con
người, có thể chết trước khi đạt được Chân lý.
Bên dòng sông Ni-liên-thiền (Nairanjana) chảy
xuôi theo dòng đời, nước trong mát, có những con
sóng lăn tăn nhảy múa. Gió rung nhẹ những cành
cây bâng quơ chung quanh. Người đã kiệt quị
trong tấm thân tiều tụy, sức lực héo tàn và được
người thiếu nữ Sujata dâng bát cháo để Người thọ
dụng và từ đó, Người lại quyết từ bỏ lối tu nầy
và chọn thực tập theo con đường Trung đạo.
Dưới cội cây Bồ đề, tỏa rộng bóng mát. Người đã
đến đây ngồi thiền quán và phát nguyện lớn rằng:
“Nếu không đắc quả thành Chánh Giác thì sẽ
không bao giờ rời khỏi nơi đây”. Lời nguyện
đó làm rung động tam thiên đại thiên thế giới,
làm sợ hãi các Ma vương, làm khuynh đảo vọng
niệm vô minh. Sau bảy ngày đêm thiền định, miên
mật trong giai tầng của nội tâm và với nổ lực
không ngừng, khi ánh sáng bình minh vừa ló dạng,
cũng là lúc Người đã khám phá ra căn nhà nhân
duyên đã ràng buộc muôn loài, lôi kéo trầm luân
trong vô lượng kiếp và chứng đắc đạo quả vô
thượng A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề
(Anuttara-samyak-sambodhi), trở thành Bậc Đại
Giác ngộ- một vị Đại Tỉnh Thức trong Hiện kiếp.
Lịch sử và bao nhiêu Kinh sách đã nói đến một sự
kiện lịch vĩ đại nầy của một con Người Siêu
Việt, trong giờ phút trở thành vị Phật. Nhưng,
Kinh sách làm sao nói hết và lịch sử thì chỉ ghi
nhận một dữ kiện, nhưng lại không đủ diễn tả hết
nội dung hay tâm lực kỳ vĩ được hàm chứa của
chính dữ kiện đó. Và, cũng chính từ sự chứng đắc
Đạo quả Vô Thượng của Đức Phật- mà một Tôn
giáo Hoà bình xuất hiện, vì lợi ích của trời
người, của muôn loài mà đem giáo pháp Trí Tuệ Từ
Bi đi giáo hoá, chuyển hoá đễ dẫn đến bờ An vui
và Hạnh phúc.
Cây bồ đề từ ngàn xưa, nay vẫn còn đó. Cây bồ đề
đã tạo bao duyên lành khi che mưa, che nắng cho
vị Đạo sĩ trong thời gian tu hành. Cây vẫn vươn
cao, khoẻ mạnh, sừng sững giữa khoảng không gian
bao la, như một chứng nhân của lịch sử. Lá bồ đề
vẫn reo vui trong gió, vẫn luôn khảy khúc nhạc
lòng hoan hỷ, hạnh phúc vì có một Thánh nhân vừa
đắc đạo quả Vô Thương.
Cây bồ đề đã là biểu tượng cao quí của Phật giáo
vì sự liên hệ đến Đức Phật, và hình ảnh đẹp thấm
nhuần chất liệu từ bi hỷ xả đó đã lan rộng trên
toàn thế giới, thẩm thấu lòng người để khi nhìn
đến, nghĩ đến, sẽ làm ấm lòng và khiến chuyển
hoá tâm để hướng thượng.
Theo Đại Đường Tây Vực ký của Ngài Huyền Trang,
thì lịch sử của ngôi Tháp Bồ Đề Đạo Tràng
(BodhGaya) là do Vua A-dục (Asoka) xây dựng. Tuy
nhiên, vì thiếu bia ký ghi lại hay do sự phá
hoại của các vị Vua vì ganh tị lẫn nhau hoặc là
đoàn quân Hồi giáo cuồng tín khi xưa phá hoại,
nên chưa chứng thực được.
“Tháp cao 52 mét, nền tháp cao 20 mét vuông,
nằm ở phía Đông của gốc cây Bồ Đề. Tường của
tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi
chu nam, các khám tượng của mỗi tầng đều thếp
bằng vàng. Bốn mặt tường đều đầy những tượng
khắc đẹp: chỗ nầy là hình ảnh những chuổi ngọc
dài, chỗ kia là những vị tiên. Mặt phía đông có
một toà lầu 3 tầng và các mái hiên, cột trụ và
cột nhà cùng các cửa lớn và cửa sổ đều được
trang hoàng với những ảnh tượng bằng vàng hay
bạc, với ngọc ngà dính vào tượng và các kẽ hở.
Về phía tay mặt và trái, đều có tượng của Bồ tát
Quan Thế Âm và tượng Đức Bồ tát Di Lặc. Những
tượng nầy đều bằng bạc và cao khoảng 3 mét. Tại
chỗ Tháp hiện tại, Vua A Dục ban đầu có lập một
ngôi Chùa nhỏ……”
Phái đoàn Hành Hương đã được hướng dẫn đi từ
Khách sạn ra đến Bồ Đề Đạo Tràng, vừa đi kinh
hành vừa niệm Phật. Mọi người đều chắp ta trưóc
ngực, những bước chân hoà bình chậm rãi, thanh
thoát, hoà lẫn với tiếng niệm Phật vang rền, chí
thành, quán nguyện, đã làm cho bầu trời hôm đó
nhu bị rung động bởi những âm thanh sấm
sét…..Hình ảnh quả là tuyệt đẹp, đẹp quá…
Bước chân nhẹ, nhưng rền vang sấm sét
lời kinh xưa, cháy sạch bóng vô minh
một sớm mai, sương mờ ôm hơi lạnh
nhưng tâm người, tiếng niệm Phật dịu êm
trở về đây, nguồn cội toả sen lòng
Chân tâm nở vô luờng chân hạnh phúc
Ai bắt gặp dấu chân trần Vô Thượng
Lòng quay về, xoá bỏ dấu thiên thu
rồi một hôm, mây trắng chở vô thường
vô lượng cõi hiện hình trong vô niệm…
Minh Thanh
Những hình ảnh chân chất, hoà bình, thân thương
xuất phát từ tâm biểu lộ ra đến bên ngoài, đầy
bóng mát, không có hận thù, chiến tranh, ganh
tị, bỏn xẻn…chỉ thuấn thấm chất liệu an vui.
Tháp Bồ Đề Đạo Tràng vươn mình lên cao, nhìn lên
trên chót vót của đỉnh Tháp- được biết trên
đỉnh Tháp tên được gọi là Mahabodhi Stupa đang
thờ Xá lợi của Đức Phật. Tháp vẫn
còn ẩn hiện trong màn sương mờ ảo. Những đám mây
sương như còn luyến tiếc bên những ấm áp, an vui
khi phủ lên che đình Tháp. Không khí lành lạnh
không biết vì suơng rơi hay vì chất lửa trí tuệ
và từ bi trong tâm mà mọi người đang cần được
thắp lên, thắp sáng lên, sáng lên để ánh sáng
chan hoà rải khắp mọi nơi.
Hãy trong sáng tấm lòng,
cho từ bi lan rộng
Hãy thắp lửa trí tuệ,
cho bóng tối không còn
lời nào là lời của mẹ
ngôn ngữ nào là tiếng nói của trái tim
một chút gió, chút mây, chút tâm tình đánh thức
lời Nam mô quay lại tánh Hoà bình
ba cõi bổng trở thành hoa sen báu
từng giọt nước lưu ly sanh tử tử sanh
đất bùn, sét dưỡng nuôi cành sen mộng
phiền não ươm mầm chất liệu thong dong
ai không một lần vác trời phiêu bạt
thì làm sao thấu lòng chân giác đại dương
tâm Phật vẫn là nguồn soi sáng
từ bến mê, bờ giác…một bước dừng….
Minh Thanh
Tất cả mọi người đều quì xuống dưới chân Tháp,
gần ngay gốc cây Bồ đề từ ngàn xưa còn lại. Dưới
cây bồ đề là toà Kim Cương, nơi mà Đạo sĩ đã
ngồi tu hành, nhập định. Cây bồ đề vững mạnh
theo dòng thời gian, đã che mưa chở nắng nắng
cho vị Đạo sĩ quyết tâm dấn thân vì nguyện lớn,
nổ lực chân chánh tìm ra Chân lý. Mỗi một thước
đất nơi đây vẫn còn tràn đầy dấu ấn của bước
chân từ bi, an lạc của Đấng Cồ Đàm, mỗi một
không gian nhỏ bé như vi trần xung quanh vẫn còn
hiện rõ bóng dáng của Ngài, hình ảnh đẹp đẻ,
khoan dung, tươi sáng …. vẫn muôn đời còn ghi
dấu.
Do đó, mỗi nơi, mỗi góc chung quanh cây bồ đề là
đều có mỗi phái đoàn khác nhau, đến từ các nước
trên thế giới tụ hội về đây, cúng dường, đảnh lễ
Đấng Cha Lành. Tiếng tụng Kinh bằng mỗi thứ
tiếng khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng Pali,
tiếng Hoa, tiếng Tây tạng v.v…Mỗi thứ ngôn ngữ
của mỗi dân tộc là những nhịp đập của trái tim,
của sự sống, sự rung động do những tần số khác
nhau, tác động đến vũ trụ bao la để tạo ra những
hương hoa, âm thanh vi diệu, ái ngữ cúng dường,
tán thán, kính ngưỡng v.v…
Cũng theo sách đã dẫn, thì khi xưa, ngài Pháp sư
Huyền Trang lúc đến nơi nầy, lòng xúc động vô
biên trước những chứng tích thiêng liêng của Đức
Phật, Ngài từng than rằng:
Phật tại thế thời ngã trầm luân
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ
Áo não thử thân đa nghiệp chướng
Bất kiến Như Lai kim sắc thân
Xin được dịch :
Khi con trầm luân, Phật tại thế
Khi được thân người, Phật đã xa
tủi thân vì quá nhiều nghiệp chướng
chẳng thấy kim thân lúc Phật còn…
Ngày nay, những người Phật tử chúng
con cũng đều mang tâm niệm đụợc nhìn thấy Phật,
thấy được ánh sáng Giác ngộ chan hoà trong mỗi
một con người còn mang nhiều vọng niệm, để cho
khổ đau được giảm thiểu, hạnh phúc được tăng
trưởng, an lạc được vững vàng, và tâm bồ đề kiên
cố.
Quỳ trước cội cây bồ đề, nơi khi xưa đức Phật đã
ngồi thiền quán và chứng đạo, toàn thể Phật tử
chúng con xin được dùng « sự thanh tịnh thân
khẩu ý, dùng tâm hương với lòng chí thành …. Với
tất
cả tâm nguyện lực của hạnh Phổ Hiền, tâm lực bao
la của lòng thâm tín đối với chư Phật, và với
bao nhiêu ngôn từ có thể, với tất cả hương hoa
của các cõi trời người, đều mở bày tất cả lòng
dâng cúng lên Đấng Từ Phụ … »
(Trích và lược dịch bài :
Sám Khể Thủ
).
Chúng con hôm nay mong nhờ chút công đức nầy, mà
lòng tin kiên cố, lòng bồ đề bền chắc, vững bước
trên đường tu hành giáo Pháp và sống chan hoà
cùng mọi người trong tinh thần huynh đệ, thanh
bình.
Theo sự hướng dẫn của Thầy Trưởng Đoàn, mọi
người đều cùng đọc thời Kinh ngắn và vì có hai
hệ phái đi cùng- Nguyên Thủy và Đại Thừa, nên
chúng tôi đều được tụng hai bài Kinh khác nhau.
Hình ảnh sao đẹp quá, có sự linh thiêng kỳ diệu
nào đó, khiến cho tâm mọi người đều cảm thấy An
lạc, Tự tại …. Vì là con người rất chất phát,
lòng không, tôi may mắn đón nhận những sự kiện
hiện hữu với những tâm cảm sâu sắc, không phải
là những hời hợt giả tưởng, không phải là bong
bóng của tâm, nhưng là cảm xúc đi thật sâu vào
tâm….
Nắng ban mai đã vừa chợt hiện, những tia nắng
hăm hở chiếu xuyên qua những chùm lá bồ đề, lấp
lánh vàng ánh, trải dài như sóng nước, như thủy
tinh, tạo nên cảnh rất đẹp, thanh bình. Nắng
vàng đã reo vui, nhảy múa, gắn những mảnh sáng
trên mình ngôi Tháp, chạy đuổi theo từng nhịp
chân kinh hành, lặng lẽ, bình an…
Phái đoàn dẫm từng buớc chân nhẹ nhàng, khoan
thai, đi Kinh hành vào bên trong Chánh điện, nơi
thờ Tôn Tượng Đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni, ngồi
trong tư thế rất đẹp, trang nghiêm. Mọi người
đều quì lạy với lòng kính cẩn, xưng dương, tán
thán….đồng thời, đảnh lễ chỗ bồ đoàn- nơi mà xưa
kia vị Đạo Sĩ đã ngồi thiền quán, và đã chứng
đắc quả Phật.
Từ lúc nhỏ, khi bắt đầu biết đến Đạo Phật, quy
y, nghiên cứu…. Tôi có một ước mơ là được một
lần đến chiêm bái Phật tích ở Ấn độ, nơi mà có
dấu chân thanh tịnh của Đức Phật. Hôm nay, sở
nguyện chân thành đó đã được thành tựu, đã được
tiếp cận, nhìn tận mắt, sờ tận tay, thì còn hạnh
phúc nào hơn đối với người con Phật. Nước mắt
chợt tuôn rơi, xúc động, hoàn toàn chìm lắng sâu
trong tâm thanh tịnh….
Có những sự việc không thể nghĩ bàn, cũng chỉ
đành im lặng, trở về với hơi thở. Tôi cảm thấy
như mình vừa nắm trọn vẹn được niềm vui khôn tả,
một cõi hư không trong lòng bàn tay, một cái tâm
thanh tịnh có dấu ấn tâm của Phật, một sự vô tâm
kỳ diệu của vô lượng vô biên thế giới như nở rộ
ra trong từng sát na một, và một sự im lặng……Sư
im lặng vô cùng tận, không thể diển tả bằng lời
nói, bằng ngôn ngữ thông thường và vì, mỗi lời
nói ra đều trở thành cạn cợt, vô nghĩa, không
trung thực với nội dung. Tôi cũng chợt hiểu
rằng, vì sao dù mình là một con người trần tục,
sống với những phiền não, si tham sân, với những
nội kết từ ngàn xưa đeo đẳng…. Nhưng trong tâm,
trong bất cứ lúc nào, nơi nào v..v… vẫn luôn
luôn mong ước cúng dường lên Đức Phật bằng những
lời bộc bạch chân chất qua chữ nghĩa hạn hẹp của
mình, nhưng với tất cả tấm lòng chí thành… Xin
cho con được: «Các
dĩ nhất thiết âm thinh hải. Phổ xuất vô tận diệu
ngôn từ. Tận ư vị lai nhất thiết kiếp. Tán Phật
thậm thâm công đức hải».
Chiếc y vàng dâng Đức Phật do Phái đoàn đem theo
được một vị Sư đón nhận và thay y mới cho Tôn
Tượng …..Đây là lần đầu tiên với phước duyên thù
thắng lớn, được thấy một sự kiện hy hữu nầy
trước mắt, nên mọi người đều kinh ngạc, chiêm
ngưỡng với đôi mắt hồn nhiên. Chiếc y cũ vừa
được thay cho Đức Phật, được xé ra làm mảnh nhỏ
và phân phát cho mọi người trong Đoàn Hành
Hương. Lòng ai nấy đều cảm thấy vui, giữ lấy
mảnh y nhỏ nhưng được mang sức nặng tâm linh
ngàn cân, làm cho tâm được ấm áp, thanh tịnh,
nhẹ nhàng.
Ngày xưa, thời Phật còn tại thế, khi loài Rồng
thường bị chim Đại bàng Kim Xí Điểu bắt ăn thịt,
nên đã cầu cứu đến Phật và Ngài đã xé một mảnh
chiếc y cho Rồng và từ đó, loài Rồng không còn
bị nạn đó nữa. Nhưng, vì không có thức ăn , Đại
bàng Kim Xí Điểu đã cũng Phật xin cứu giúp, nếu
không sẽ bị chết đói. Vì lòng từ bi, Đức Phật đã
chế ra cách cúng cho loài Kim Xí Điểu được no
đủ, tránh sát hại sinh linh, thường thấy mỗi
ngày tại Chùa, sau khi cúng Quả Đường …. Mảnh y
vàng nhỏ xưa được Đức Từ Phụ cho loài Rồng để
chúng được cứu nạn, ngày nay, mảnh y nhỏ cắt ra
chia sẻ, vừa nhận được như có có năng lực làm
cho tâm an ổn, tự tại.
Chung quanh Tháp Bồ Đề Đạo Tràng được ghi chú là
những nơi linh thiêng, nơi mà khi xưa lúc chứng
Đạo, Đức Phật đã an trú bảy tuần trong sự vắng
lặng an vui của sự chứng ngộ. Cũng như nhiều nơi
chốn khác trên mảnh đất cằn cỗi của Ấn độ, đều
có dấu chân trần luôn toả sen thơm, đem Giáo
Pháp Giải thoát, Trí tuệ để giúp cho con người
nhận rõ chân thực tướng của vạn vật, chuyển hoá
khổ đau, đạt đến an lạc, giải thoát
Nếu ai có duyên được một lần đến nơi đây, nhìn
thấy các hiện cảnh của tất cả mọi người con Phật
trên khắp thế tựu về đây để chiêm bái, hành trì,
thiền quán, lễ lạy…. tạo thành khung cảnh kỳ vĩ,
có nội lực siêu phàm của nội tâm vì do những từ
lực trí tuệ của Phật, Bồ Tát, chư vị Thánh Đệ
Tử, của chư tăng Ni và toàn thể tín độ miên mật
hành trì từ ngày nầy qua tháng, năm nọ…. suốt
chiều dài gần ba ngàn năm qua. Tiếng tụng Kinh,
niệm Phật, trì chú…. không bao giờ dứt, dù đêm
hay ngày, tạo thành khối nội lực tâm linh, vô
hình, cao vời vợi, toả rộng và có thể chuyển đổi
khổ đau của con người cần cầu tìm đến và chịu
thực hành giáo Phật của Ngài. Một nơi chốn thật
bình an, tuyệt đẹp, ấm áp…..
Phái đoàn cũng được hướng dẫn đi thăm Bảo Tháp
Tưởng Niệm của nàng Tu Xà Ða (Sujata), cũng là
nơi mà khi xưa, người đã hữu duyên may mắn dâng
cúng bát sữa cho vị Đạo sĩ khi Người vì tu khổ
hạnh bị kiệt sức.
Cùng trong ngày, Phái Đoàn cũng đi thăm viếng
nhiều ngôi Chùa chung quanh, với những công
trình Chùa, Tháp đồ sộ, trang nghiêm, tạo cho
nơi chốn thiêng liêng của Bồ Đề Đạo Tràng nhiều
biến đổi, ẩn chứa sự thanh bình, an lạc …. ảnh
huởng đến mọi người dân cư tại nơi chốn đó, cũng
như lan rộng trong tâm từng người một, khi được
đến chiêm bái tại Thánh Tích và làm cho đoá sen
tâm ngày càng tươi sáng, chiếu soi, có đời sống
an lạc, tĩnh thức.
Tôi chợt nhớ khi xưa, khi Phật giáo vừa thoát
khỏi Pháp nạn 1963. Nhiều vị Tôn Túc Phật giáo
có ý muốn xây dựng nhiều Chùa chiền, tạo nhiều
Trung tâm tu học Phật Pháp ở khắp nơi, xây
trường học cho mọi lứa tuổi, tạo các môi trường
trong lành để nuôi dưỡng những gốc rể hạnh phúc
an vui cho mọi người, già trẻ bé lớn, thiếu
niên, thanh niên, cống hiến cho một xã hội tiến
bộ tâm linh …và, nếu lý tưởng đó có điều kiện,
có đủ cơ duyên thực hiện được, có lẽ đời sống
con người sẽ có ít khổ cảnh, nhà tù sẽ giảm bớt,
mọi loại tội phạm có cơ hội hồi tâm hoàn thiện.
Nhưng,…
Buổi chiều tối, Phái Đoàn tổ chức Buổi Trai Tăng
dành cho Chư Tăng người Tây Tạng, Miến điện,
Thái Lan v.v… Những hình ảnh thật đẹp, rực rỡ
sắc y vàng, một màu sắc quen thuộc với tất cả
hàng Phật tử. Sau đó, Phái đoàn dùng buổi cơm
chiều tại Khách sạn và mỗi người đều được tặng
quà lưu niệm để ngày mai chia tay. Một số sẽ đi
tiếp chuyến Hành Hương qua Thái Lan, riêng đoàn
chúng tôi lại trở về New Delhi để rồi từ đó lấy
chuyến bay đi trở lại Mỹ.
Thời gian từng ngày lần lượt trôi, cuốn theo
những ngày qua, hiện tại … vào quá khứ, mỗi sát
na vừa chớm nở là mắc xích của thời gian không
còn tồn tại. Có lúc chúng ta chỉ cảm nhận thời
gian qua từng giờ, từng ngày v.v… nhưng thực ra,
mổi sát na lại là một quá khứ trên lộ trình dài
vô định.
Những ngày Hành Hương tại Ấn độ rồi cũng trôi
qua, dù là chúng ta đã dò dẫm lại bước chân thân
yêu của Đấng Giác Ngộ trên những nơi hành đạo,
giảng pháp, nhập Hạ v.v… nơi đâu cũng đều toát
lên những hương thơm thánh thiện, hoà bình…
những nơi mà một lần đến đó, mọi người đều cảm
thấy tâm hồn mang nhiều thay đổi, hướng thượng.
Đạo Phật , do Đức Phật Thích ca Mâu Ni thành lập
thật kỳ diệu, vì khi rời những nơi Thánh Tích đã
đi qua, rời Ấn độ với những tâm tư và ý nghĩ
khác nhau tùy cảm nhận của mỗi người, nhưng
những gì lưu lại trong tâm người con Phật, không
phải là những hình ảnh đã được chụp được, được
nắm giữ qua những khúc phim làm kỷ niệm, nhưng
là sự vô thường, vô ngã, đời sống tâm linh
với tất cả những chất liệu làm thăng hoa con
người, hướng thượng.
"Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình »
(Pháp cú số 2- Phẩm Song Yếu)
Những gì chúng ta nghe thấy, nhận thức
được, cảm nhận được, tiếp cận được trong Đạo
Phật là khối vô lượng tâm linh luôn luôn tuôn
chảy, mong đem lại An Lạc Hạnh Phúc cho mọi hữu
tình để có thể vượt qua những khổ đau của tâm
thức, của nội tâm, nơi đó không có hận thù, chém
giết, ganh ghét, đố kỵ, phiền não … vì chất liệu
duy nhất của Phật giáo là Giải thoát, Từ bi và
Trí tuệ.
Như trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy
rằng : « Quy nguyên tánh vô nhị, phương tiện
hữu đa môn » (Trở về với Tánh thì không hai,
nhưng phương tiện đi vào thì có nhiều cửa). Cho
nên, mỗi người đều tùy theo căn cơ, trình độ
v.v…, để tìm cho mình một pháp tu ứng dụng cụ
thể, thích hợp cho riêng mình, mà đi vào ngôi
nhà Phật Pháp và điều quan trọng là có khéo áp
dụng và thực tu hay không ?
Cũng như, có người một lần đi sâu vào giáo pháp
của Đức Phật, sẽ cảm nhận được mùi vị Giải
thoát, an lạc như thế nào. Những hương vị của
Pháp làm cho tâm hồn lắng đọng, rời xa những vẩn
đục của bóng trần, đưa tâm trở về với chính
mình, để thoát qua khỏi những khổ đau, dằn vặt
của nội tâm, ảnh huỡng mãi trong suốt dòng đời
luân chuyển.
Do đó, giáo pháp của Đức Phật như con thuyền đưa
người qua sông, nơi đó không phải là chốn hứa
hẹn, một nơi chốn xa xôi mù mịt, mông lung,
không thấy rõ bóng dáng thực thụ của mình, vì rõ
ràng, bờ sống vi diệu thực sự lại chính là hiện
tại, ngay bây giờ.
Khi tâm tỉnh lặng, chúng ta đã bước qua
một cuộc đời mới, nơi mà trong tự tâm ánh sáng
trí tuệ soi rõ tướng thật của các Pháp, không mê
mờ, và khởi lên tâm Từ Bi lớn. Đó chính là hành
trạng mà mỗi người cần phải mang theo để dấn
thân vào đời……
Người đi trong gió bụi
tìm một giấc mơ xưa
bỏ quên một áo khoát
sương lạnh buốt bờ vai
trở về từ mưa hạt
lần trong chốn bụi trần
tâm an, mang áo nhẫn
gió bụi đã rời xa
hạt mưa, hạt mưa rơi
lòng trần, lòng trần nhẹ
bao năm rồi say ngủ
để sóng lùa lăn tăn
Từng đêm ôm Phật ngủ
lòng trong, tâm thanh tịnh
bỏ quên câu niệm Phật
nhưng có Phật trong lòng
Minh Thanh
Có một lúc nào đó bên bến đời, dừng chân lại,
quán chiếu cuộc đời và chợt nhận ra rằng, đời
thật là vô thường. Đôi khi vì cuộc sống, lăn
chuyển theo dòng đời, chúng ta không có thời
gian để nhìn lại, và để biết đâu là sự thật của
đời sống? đâu là bến bờ của an lạc, thanh thản.
Những biến động trên thế giới ngày càng nhiêu,
lôi cuốn mọi người tham dự. Có người bị biến
mình trong bất cứ hiện tượng nào của thiên
nhiên, môi trường hay xã hội để trở thành một
trong những diễn viên vào cuộc chơi của kiếp
người. Có những người không biết, không nghe
hoặc thụ động trước vỡ kịch biến thiên đã đang
diễn tiến, những hoạt cảnh vô cùng phức tạp
chung quanh. Có người quanh quẩn, hạn hẹp trong
bốn bức tường của gia đình, của thành kiến, của
những vọng tưởng điên đảo được khoả lấp bởi
những danh từ thời thượng, kiêu sa, mưu tìm hạnh
phúc cho mọi người, vì lý do nầy vì nọ, nhưng
sau lưng họ là những bã lợi danh lợi dưỡng, làm
tổn hại xã hội, con người, mưu tìm những lợi ích
vị lợi lộc cho chính mình.
Nhưng, bên cạnh đó, vẫn có người thực tâm, từ bỏ
những tham ái, đố kỵ, chia rẽ lên đường trở về
tâm linh, quán chiếu những vọng động của tâm,
chuyển hoá thành tịnh lạc, tìm lại bóng thật
ngàn đời xưa cũ, bỏ dần tự ngã, nối lại nguồn
tâm trong sáng, trí sáng, tâm mở rộng, dấn thân
vào cuộc đời để mong đem chút lợi lạc mà mình
đạt được, hiến tặng cho con người.
Từ lúc khởi đầu cho Chủ đề: “Con thuyền chở
trăng ra biển cả”, thay vì chỉ ghi chú lại
những dữ kiện lịch sử của các nơi chốn đi Hành
Hương chiêm bái Thánh tích tại Ấn độ, như một ký
sự, nhưng chúng tôi lại dựa vào chính những nơi
chốn chứa đựng những chất liệu tâm linh nầy để
đi sâu, tìm hiểu vào Thất Bồ Đề Phần hay Thất
Giác Chi (Bojjhanga) trong bộ Tăng Nhất A Hàm
(Samyutta Nikaya, Maha Vaggã) như một chia sẻ
cần thiết của nguời con Phật trên đường về tâm
linh.
Chúng ta đã đi từng bước một, dọc theo chiều dài
cuộc đời suốt hơn một năm qua. Một con đường rất
ngắn so với thời gian dài vô tận, nhưng cũng rất
là ngoạn mục để thưởng thức những nụ hoa đạo nở
rộ giữa đời thường, giữa tâm hồn người con Phật.
Nơi đó, mảnh trăng đã được huyền ảo hoá, chuyên
chở những sức sống tâm linh đi ra biển cả, với
một không gian bao la, rộng lớn, không ngằn mé,
bến bờ, dung thông tất cả hư không vô tận….
Con đường trở về của tâm, thật vi diệu mà với
một số trang giấy không thể diễn tả cùng tận, vì
nơi đó là vô ngôn như thực tướng và thực thể của
chính con đường, nên vì thế, ngôn ngữ ước lệ
không còn. Người cùng tử ôm mộng bước đi với các
mẫu đề mục ngắn như lời nói một tâm tình, một
hỏi han đến cái tâm và mong đuợc nơi đây có thể
một phần nào đó, dung chứa mọi suy tưởng chân
tình trong Rỗng không, trong Chân tánh, mà nơi
đó bước chân trần đi vào cõi thâm diệu, bằng
từng bước chân một…
- Hành hương trở về Tâm linh: Nói đến Trạch Pháp, tìm kiếm một
hướng đi trong
Muôn vàn con đường Chân
lý.
- Ngàn lời ca từ cát sông Hằng: Tinh tấn để có bước chân
quả quyết, dấn thân
không mệt mỏi vì lý tưởng
độ mình, lợi người.
- Một niệm để đời không ảo mộng: Nói đến Niệm, để
đi đến Chánh Niệm trước sự
lựa chọn chân chánh cho
cuộc hành trình.
- Lần theo dấu xưa:
Niềm Hỷ lạc đạt được do sự miên mật hành trì.
- Nhặt dấu thời gian:
Tâm An tịnh giữa những biến động, bất định của
cuộc đời.
- Ngọc báu trong lời
Kinh: Định, tỉnh thức trước những xáo trộn
của tâm và đời
sống.
Và xen kẽ trong cùng Chủ
đề, gồm có nhiều bài khác như: Những đợt
sóng vô tình, Xin đời một trái tim hồng, Một mơ
ước nhân ngày Phật Đản, Đuổi bắt mùa Xuân, Hoa
nở giữa mùa Đông, Trong mưa gió- chiếc lá vàng
rơi, Vẫn còn một cánh hoa, Một sớm mai thấy bóng
dáng Hòa bình, Mời gọi Xuân về, Người lái đò
xưa….
Tất cả những bài viết được đề cập trên, đã dàn
trải rộng như thước phim không có thời gian, và
không cả không gian mà chỉ để nói đến cái Tâm.
Cái Tâm làm nên tất cả những bất hạnh, khổ đau
hay Hạnh phúc, An lạc trước những sóng gió cuộc
đời. Nhảy vào vùng trời bao la nầy, người con
Phật cần cái tấm lòng bồ đề, để khỏi bị choáng
ngợp, hấp dẫn, chi phối trước bao diển biến của
đời sống, của tâm linh và vì nếu không có tấm
lòng nầy, chúng ta sẽ bỏ cuộc trước những mâu
thuẫn nội tại của sự kiện, dữ kiện và các vấn
nạn.. Nhận thức sai lầm, tà kiến, vọng kiến
v.v…do vô minh đã từng dẫn dắt chúng ta lâm vào
biết bao nhiêu vấn nạn, gây cho thâm tâm các vết
hằn, nhiều nổi nhức nhối. Làm sao để thoát qua
khỏi những xáo trộn của nội tâm, những cảm thọ
nầy.
Chúng ta đã qua từng giai đoạn trên lộ trình của
Thất Bồ Đề phần, từ Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn,
Hỉ, An, Định, và giờ đây, là chặng đường cam go
của cuộc hành trình dấn thân, trở về mái nhà
xưa, là Xả (Upekkhã).
Cuộc đời con người như chiếc thuyền trôi ra biển
cả, có thể đó là chiếc thuyền nang, thuyền bầu
mỏng manh, nhỏ bé hay chiếc tàu lớn v.v… tùy
theo nghiệp lực, nhưng cũng là một cuộc ra biển
khơi, để đối diện sóng gió của cuộc đời.
Khi còn nhỏ, chúng ta sống vô tư và không biết
thế nào là khổ hay vui. Những cái vui rất đơn
giản như khi vòi vĩnh được nầy được nọ hoặc khóc
la khi không được vừa ý, mất mát. Chúng ta khôn
lớn, lớn dần với số tuổi, với sự vuơn cao của cơ
thể, thì lại có càng nhiều vấn nạn phức tạp từ
tâm sinh lý, từ tứ đại hoạt hành, từ ngoại cảnh,
từ sóng gió cuộc đời … xuất hiện đưa đẩy cuộc
sống làm như bị vây bủa bởi bát phong, gây nên
các bất an, phiền não, khiến cho khó sống an ổn
trong Lạc trú của cuộc hiện sinh, sinh tồn.
Xả
là một sự quân bình, an nhiên, tự tại trước
những biến đổi của các đối tượng hay các pháp bị
xoay chuyển đó, với cái tâm bất động, nhìn sự
vật như nó là và không bị nó chi phối, dẫn dắt,
lung lạc, sai khiến. Các trạng thái tạo cho tâm
được an tĩnh phải đến từ sự tu tập, thiền quán
và nhận dạng được các biến chuyển hay con đường
đi của tâm.
Với sự phát triển tột bực của khoa học kỹ thuật,
với đời sống phức tạp được tạo nên do có nhiều
nhu cầu đòi hỏi trong vòng lốc xoáy của tiến bộ,
văn minh và không dừng lại nơi đó; mỗi người vô
hình chung mang cái tâm hồn thương tật, bị gặm
nhấm dần mòn trong khuynh hướng vong thân, bỏ
mất con người thật của mình. Từ những hướng
ngoại, tìm con người mình bằng những sự vật hiện
hữu và càng ôm nhiều sự vật, vật chất thì càng
chứng tỏ sự có mặt của mình, nhân cách hoá các
pháp như chính đó là mình và rồi lại đau khổ khi
những pháp đó không có thật, mà biến hoại theo
thời gian., lúc còn khi mất.
Từ sự phóng ngoại, đưa dẫn đến đánh mất nội lực
theo nhu cầu hướng ngoại, vong thân, tiêu hao
mòn mỏi sinh lực theo buớc chân chạy đuổi ngoại
cảnh và càng rong ruổi bay xa lại càng đau khổ
khi đối diện với chính sư thật của cuộc đời mà
tâm luôn xáo động, bất an, không thể an nhẫn
trong mọi tình huống hay các biến động của cuộc
đời.
Con người phóng ngoại là con người dễ bị cảm
lạnh, hắc hơi, xổ mũi, nhức đầu, chóng mặt …
trong cuộc đời vốn dĩ sương gió, ôm khổ đau, còn
mất, thịnh suy… hay bất cứ những gì tác động
đến. Tất cả mọi cửa ngõ của tâm đều đã mở rộng
để cho mọi phiền não chi phối, dẫn dắt trên con
lộ trầm luân. Người đó không hẳn khi chết mới
trầm luân, nhưng khi sống mà tâm hồn trống rỗng,
luôn luôn đói khát tâm linh, đói đời sống nội
tâm, và tự trong thâm tâm vẫn cố mong làm sao
cho nội hàm vững mạnh, vì cứ lẫn lộn, mê mờ Chân
Tánh bị mất… Nhưng thực ra, những chất liệu hay
tư lương an tịnh, giải thoát vẫn luôn tiềm ẩn
trong mỗi con người, chỉ chờ đợi chính người đó
tỉnh mộng, biết tu tập, biết chuyển hoá và biết
tận dụng khai thác tâm.
Để vượt thoát khỏi khổ cảnh
bất an, chao đảo, khổ lụy của đời sống, Đạo Phật
đưa bàn tay từ bi để cứu vớt, bằng Giới
(Sila) như một thắng cản dừng lại những vọng
niệm, như một áo giáp của tâm che chắn trước
những làn gió nghiệp lực, để từ đó mở ra các
phương trời cao rộng. Dù là đốn giáo hay tiệm
giáo, dù theo bất cứ tông phái nào, dù phóng
chân nhảy vào Chân đế, dù là bay bổng trên vùng
trời Bát nhã, dù là thấy Tánh không trong các
Pháp….. nhưng con đường siêu việt vẫn là dẫm
bước chân trên Tục đế qua những bước chân trần
sen tịnh an nhẫn, thanh tịnh, chậm rải, thong
thả trên đất bùn của phiền não Ta bà.
Khi con người trì Giới tức là con người trở
thành mới tinh khôi, là giềng mối trở về với tâm
thanh tịnh, nơi đó tạm thời ngay buớc đầu đã
thoát ra khỏi phiền não, khổ đau, nhìn thấy rõ
sự vật hay các pháp như đúng bản chất của nó.
Giới sẽ dưa người đó vượt qua những nẻo đường
dẫn ý thức rong ruổi theo ngoại cảnh, ôm lấy bất
an, khổ đau.
Giới như là viên ngọc Như Ý Bảo châu, cũng làm
cho con người an ổn, sống hoà điệu với mọi biến
động, nhưng lại vượt thoát ra khỏi mọi dạng tâm
sinh diệt, vì đem người đó trở về với Trí tuệ
sáng suốt vô biên, do tâm được Định điều phục
tâm trí, nên sanh Huệ, cũng như trở về với Ba
Ngôi Báu của Tự Tâm (Quy y Phật, quy y Pháp và
quy y Tăng) như lời Phật dạy: “Hãy tự xem con
là hải đảo của con.
Hãy tự xem con là nương tựa của con. Không nên
tìm nương tựa với ai khác”
(2)
Đó là kho tàng châu báu quí giá vô cùng (Đa
Bảo), có thể vượt qua tất cả mọi u ám, tối tăm
(Bảo Thắng), ánh sáng làm thân trở về trong tâm
thanh tịnh, làm tươi mát thân tâm (Diệu Sắc
Thân) và là thân rộng lớn không cùng, bao dung
tất cả phiền não, uế trược, ứng hiện trước mọi
nghịch cảnh (Quảng Bác Thân), làm cho tâm lìa
vọng tưởng mê mời, không còn sợ sệt, vô úy trước
mọi tình huống, mọi xáo trộn (Ly Bố Úy), là tư
lương, dịu ngọt để chia sẻ, đem an vui với đến
mọi người (Cam Lộ Vương) và trở về Tự Tánh Thanh
Tịnh, Chân Tánh của muôn Pháp (Amita)….
Nơi đó, vùng trời Tâm chiếu rọi những quang minh
không ngằn mé, cắt đứt mọi phiền não, mọi nội
kết, mọi cuồng vọng của si tham sân, mạn, nghi,
tà kiến do nhờ ánh sáng của trí tuệ.
Và cũng từ đó, khởi lên năng lực của Tâm, khiến
lòng bồ đề khởi phát, muốn làm lợi ích cho
người, đem niềm vui, tự tại, giải thoát chia sẻ,
đem hạnh phúc để ban vui.
Con đò xưa mất dấu
quá khứ đã qua rồi
người chèo đò tay trắng
thong dong ngắm cuộc đời….
Minh Thanh
Đó là con đường trở về với Vô ngôn, nơi đó cắt
đứt ngôn ngữ thường tình, vì chính ngôn ngữ đời
thường đã bị chúng ta lợi dụng, chia cắt thực
tại. Do những tâm hành chưa chuyển hoá, do vọng
niệm lăn tăn triền miên, thiên sai dị biệt, sai
sử, điều khiển.. chúng ta đã biến chính ngôn ngữ
đơn thuần, chân chất để trao đổi, chia sẻ, cảm
thông, hiểu biết ....trở thành vũ khí để tìm lợi
ích theo chiều hướng của mình, bẻ cong ngôn ngữ
làm cho cuộc nhân sinh vốn đã đảo điên trở nên
phức tạp hơn va điên đảo hơn.
Ngôn ngữ biểu lộ cho tư tưởng, đó là tâm hay tâm
thức, được trình bày, hiễn lộ qua thân khẩu ý.
Những khi nào tâm còn bị chi phối bởi tham
sân si mạn nghi tà kiến của căn bản phiền
não, hoặc 20 thứ tùy phiền não như là phẫn,
hận, phú, não, xan, tật, cuống, siễm, hại, kiêu,
vô tàm, vô úy, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải
đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh
tri hay là 24 hành pháp bất tương gồm có
như: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sinh
tính, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo
hay vô tưởng sự, danh thân, cú thân, văn thân,
sinh, lão, trụ, vô thường, lưu chuyển, định dị,
tương ưng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số,
hòa hợp tính, bất hòa hợp tính….. thì chúng
ta vẫn còn hành xử theo vọng niệm, tà kiến và vì
tà kiến, chúng ta có thể làm bất cứ những gì chỉ
vì mục đích lợi mình, dù là có hại người, dù là
phá hũy hết trần gian nầy, cũng vì cái tự ngã to
lớn, vọng đại.
Do đó, khi Tâm chưa được chuyển hoá, trong sáng,
thi chính đó là nơi chứa cả một bầu trời mênh
mông thức sinh diệt diệt sinh, bao la vô cùng
tận và có thiên hình vạn trạng, biến đổi khôn
lường, khiến con người bị kéo dẫn trôi lăn theo
các ngả đường luân chuyển, trầm luân. Qua những
nội kết, các trạng thái phiền não được trưng dẫn
ở trên chỉ là một phần nhỏ nào trong tâm thức,
mà con người đó biểu lộ hết tâm tình, hành sự,
hành động qua thân khẩu ý bất tịnh, tạp niệm và
đó chính là nguồn gốc của khổ đau, của chiến
tranh, bất hoà, của bi kịch trong cuộc đời.
Trong Luận Trung Quán, Tổ Long Thọ nói rằng:
Chư pháp thực tướng giả
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Vô sinh diệc vô diệt
Tịch diệt như Niết-bàn……
Đạo phật là con đường thực tiễn, đi sâu vào cuộc
đời với những pháp tu chuyển hoá khổ đau dễ
hiểu, dễ tiếp cận, vì khi chúng ta quán chiếu
lại cuộc đời, nhìn thấy những biến hoại vô
thuờng của các pháp, nhận thức đúng những khổ
đau đang vây bủa không chỉ ở tha nhân, mà còn
ngay chính bản thân mình, gia đình, xã hội và tự
nơi chiều sâu của tâm thức, khởi lên tấm lòng
tìm trở về Tâm linh, và khi nổ lực quay về với
chính tâm mình, giữ giới, quán niệm, hoặc thực
hành pháp, thì chính ngay lúc đó, trong đời sống
hiện tại, chúng ta được an lạc, không cần phải
chờ đợi ở kiếp sau….
Do tư tưởng bao la, cao siêu, nhưng rất bình dị,
thực tế vì “Phật Pháp bất ly thế gian pháp”,
nên những pháp hoặc tất cả các Pháp có thể làm
giảm thiểu khổ đau, đưa con người tiến đến trạng
thái an lạc, thì đó chính là Phật Pháp.
Thật là kỳ diệu, đơn giản và gần gủi, dễ tiếp
cận để có thể chuyển hoá cuộc đời. Vâng, có
những sự việc rất là đơn giản, nhưng nơi đó chứa
đựng một bầu trời bao la, mầu nhiệm, như nhiều
lần được đề cập tới. Cho nên, càng nghiên cứu
kinh kiển Phật giáo và cuộc đời của Ngài, những
lời giảng dạy cặn kẽ, tường tận của như được mở
cánh cửa cho chúng ta bước vào một chân trời bao
la, cao rộng.
Vì, như trong Kinh Chuyển
Pháp Luân (3), Đức Phật dạy:
“ Này các vị Tỳ kheo, sau đây là bốn chân lý
vi diệu của cuộc đời:
- Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sanh
là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ,
thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà
phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại
nguyện là khổ và chấp vào năm nhóm nhân tính là
khổ.
- Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau
khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm ái dục, là
sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta,
là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.
- Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ
diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những
nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự ly tham,
sự từ bỏ, sự giải thoát và không còn chấp trước.
- Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến
niết-bàn, đó là tám đường chánh, là con đường
Trung đạo.
- Này các vị Tỳ kheo, cần phải liễu tri về thực
tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng
được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem
lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các
vị, cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến
khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được
nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại
pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các
vị, cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến
Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được
nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại
pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật.
Như vậy, này
các vị chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực
của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời
dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở
nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới
xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương,
Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn,
giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã
chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như
Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống
này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi
sanh tử nữa
… “
Đau khổ chính là gốc rễ và là vấn nạn
căn bản của muôn loài. Ai cũng muốn đi tìm hạnh
phúc, tìm đến sự an lạc cho cả thân và tâm, cho
chính mình, cho cuộc đời ….nhưng vì tham đắm sở
hữu, chấp thường, chấp hữu… đưa đến cảnh khổ
đau, đầy nước mắt. Hạnh phúc hay Khổ đau cũng là
bản chất của vấn nạn hiện hữu, dù là giả hợp,
duyên sinh. Đạo Phật đặt vấn đề Khổ không phải
để chạy trốn, tránh xa chốn bụi trần, tìm nơi
một chốn nào đó để an ẩn, tiêu cực, vì không một
ai khi đã có thân hình, thì có thể tránh được
khổ đau.
“ Hữu thân hữu khổ, hữu luân hồi
Vô thân, vô khổ, vô khứ lai…”
Có nhiều người nông cạn cho rằng, vì Đạo Phật bi
quan, chán đời nên nói là có thân mới có khổ,
nếu không có thân thì đâu có khổ, nên thường tìm
đến sự chối bỏ cuộc đời trần tục, sống trên trần
gian nhưng tâm tư lại lây lất sống mơ mộng viễn
huyền ở một nơi nào đó, hoặc giả có thể tự sát,
hũy hoại thân thể để mong cầu chấm dứt khổ đau.
Thật là mê tín và hoàn toàn nhận thức sai lầm vì
không thâm hiểu Phật Pháp, vì quên rằng Đạo Phật
tôn trọng cái thân xác dù giả hợp, tạm bợ nầy
hoặc phải nương vào nơi cõi ta bà đầy uế trược…
vì qua đó, nơi đó, chính đó là cái cửa ngõ cho
con người mới có đủ phương tiện thiện xảo, mới
có những cơ duyên thuận hay nghịch, thay đổi
dòng sinh mệnh của chính mình xuyên qua những
cảnh giới mà mình chọn lưa, đó là yếu tố nhân
bản tối thượng, cao quí vì mình chính là hoạ
sĩ, là tác giả của cuộc đời chính mình. …
Chúng ta không biết rằng mỗi ngày, mỗi giờ hay
mỗi giây phút, mỗi sát na.. chính mình đã vô
tình tạo ra biết bao nhiêu thân mạng. Mỗi một tư
tưởng khởi lên là mỗi một pháp có mặt hay đúng
hơn là mỗi một thân mạng giả hợp hiện hữu: khổ
đau, hạnh phúc, vinh nhục, khoan dung, sân hận
v.v…. tùy theo tâm tưởng mà các thân tương ưng
xuất hiện.
Đạo Phật đòi hỏi phải trở về Trí như ánh
mặt trời rực sáng của “Tuệ nhật phá chư ám”
để đối diện, nhận chân, quán chiếu và tìm ra một
sinh lộ cho cái tâm, đem tâm u ám chuyển thành
trong sáng, đem tâm vọng mê trở về thanh tịnh,
qua các phương pháp tu tập “khế cơ khế lý”
để chuyển hoá và đòi hỏi phải dụng công miên
mật, nhận diện đúng dòng sanh diệt của tâm, mới
có thể đi vào Chân tánh, nhìn thấy rõ được bản
chất khổ đau chỉ là những trò huyễn hoá (Maya)
của cuộc đời.
Tuệ nhật hay mặt trời trí tuệ đó luôn có trong
mỗi con người, và khi nếu được khai phá, nội
quán, từ định sẽ sanh huệ và d đó, nhận chân
được sự thật cuộc đời, của các pháp.
Nếu chúng ta không nhận thức đúng, không nhìn rõ
những biến chuyển sanh diệt của tâm, thì sẽ
không bao giờ giải quyết được vấn nạn của tâm mà
chỉ là làm khoả lấp, vá víu, cho nên, những bất
hạnh sẽ còn mãi, lôi kéo vào trong vòng trầm
luân, sáu nẻo. Vì như trong Kinh Vô Ngã Tướng
(Anatta Lakkhana Sutta), một lần nữa, Đức Phật
giải thích cặn kẽ như sau:
“Này các vịTỳ kheo, Sắc
là vô ngã. Vì, nếu sắc là ngã, thời sắc không
thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các sắc như
sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế nầy! Mong
rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"
Và nầy các v Tỳ kheoị, vì
sắc là vô ngã, do vậy, sắc đi đến bệnh hoạn, và
không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của
tôi như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng
phải như thế nầy!"
Và cũng như vậy, Thọ,
Tưởng. Hành, Thức cũng đều là Vô Ngã, vì là Ngã
thời không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được
như sau: "Mong rằng thọ tưởng hành thức của tôi
như thế nầy! Mong rằng thọ tưởng của tôi chẳng
phải như thế nầy!"
Và nầy các vị, vì thọ tưởng
hành thức là vô ngã, do vậy, thọ tưởng hành thức
đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ
tưởng hành thức: "Mong rằng thọ tưởng hành thức
của tôi như thế nầy! Mong rằng thọtưởng hành
thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"
Nầy các vị, các ông nghĩ
thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế
tôn.
- Cái gì vô thường là khổ
hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế tôn.
- Cái gì vô thường, khổ,
chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái
ấy là: "Cái nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái
nầy là tự ngã của tôi?"
- Thưa không, bạch Thế
tôn…….
Thấy vậy, nầy các Tỳ kheo,
bực Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm
ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối
với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị
ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong
sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải
thoát." Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn
trở lui trạng thái nầy nữa."
Thế tôn thuyết như vậy.
Nhóm năm vị Tỳ kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế tôn
dạy. Trong khi lời dạy nầy được nói lên, tâm của
nhóm năm vị Tỳ kheo được giải thoát khỏi các lậu
hoặc, không có chấp thủ……”
(4)
Nếu những ai đã từng đọc kỹ lại lời Kinh, sẽ vô
cùng xúc động trước tấm lòng từ bi bao la của
Đấng Từ Phụ, giảng giải cặn kẽ từng chút một,
với lời chân chất, dễ hiểu… để cho các chúng đệ
tử, các hành giả có thể nhận thức đúng bản chất
của mọi hiện tượng và tìm đến được Thực Tướng có
thể chứng thực và để tránh khỏi tham chấp, bám
víu và khổ đau. Vì nếu mà chúng ta không nhận
thức được đúng bản chất của các Pháp là Khổ
Không, Vô thường, Vô ngã, chúng ta sẽ đau
khổ, ôm nổi lo âu, sợ hãi khi còn khi mất, hay
với bất cứ những biến động nào. Khi chúng ta đau
khổ, bất an, lo lắng, phiền não v.v… thì tất cả
mọi hiện hành trong ta, chung quanh chúng ta sẽ
bị ảnh huởng lây. Chánh báo không có đủ
nội lực, y báo sẽ vì đó mà nuơng theo để
luân hồi.
Đôi khi trong đời sống hiện thực, trước tứ đại
suy hoại dần theo thời gian, trước tám ngọn gió
nhẹ nhàng đến đi, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như
cuồng phong bão tố, lúc im lìm nhưng đầy sức
nặng…. làm chúng ta sợ sự thật, không dám đối
diện và bằng mọi cách để chạy trốn sự thật, sợ
già, sợ bệnh, sợ chết, sợ đủ thứ…. Nhưng trong
tâm mình lại trống không, không có một chút nội
lực tâm linh sở dĩ để tự bảo vệ, không một sinh
khí, nội hàm hay một tư lương chánh pháp nào để
có thể chuyển hoá, vượt thắng nổi khổ niềm đau.
Đạo Phật là đạo sống trong
cuộc đời hiện tại, chứ không phải nằm trong thư
viện, kinh sách hoặc trên một cõi mông lung nào
đó, với những hứa hẹn. Đạo Phật chính là cuộc
sống ở đây, bây giờ, trong những giây phút hiện
tại. Vì lẽ đó, những người con Phật tự bản
thân do huấn luyện tâm, do huân tập những chủng
tử lành, miệt mài tinh tấn tu tập, đem tâm trở
về thân, nương theo Trí để rời bỏ Thức,
vì Trí đến từ Chánh Niệm, nhận thức chân chánh
và là do công phu tu tập thuần nhuyển, trở về
với bản tâm thanh tịnh, còn Thức thì do tạp
niệm, do tâm sanh diệt điều khiển, đưa đến khổ
đau, bất hạnh.
Trong Kinh Lăng Già Tâm Ấn
có đoạn nói rằng:
“Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa đốm hư không,
Trí chẳng thấy có, không
Mà khởi tâm đại bi.
Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức,
Trí chẳng thấy có, không
Mà khởi tâm đại bi.
Xa lìa chấp đoạn thường
Thế gian hằng như mộng,
Trí chẳng thấy có, không
Mà khởi tâm đại bi.....”
Trở về với bản tâm thanh tịnh là trở
về với vô ngôn, trở về Tâm Đại Bi, con
đường của Bồ tát Đạo, của những Bậc Tĩnh Thức,
nhìn rõ được Thực Tướng của các Pháp, nhìn rõ
những nhân duyên giả hợp của mọi hiện tượng,
thấy được tánh Rỗng Không của các Pháp và không
còn bị xoay chuyển, chi phối hay làm cho tâm bất
an.
Ai về khoát áo trăng tà
vườn hoang tỏa mở muôn vàn loài hoa
cánh chim sải cánh bao la
vào heo hút gió, còn rơi chữ lòng
nhặt cành hoa nhỏ bâng khuâng
cánh thưa trắng mỏng, màu son áo trời
nụ hoa tóc rủ vô thường
trên miền đất vắng, nẩy mầm
bộc lưu...
Minh Thanh
Như đã nói ở trên, nếu không có sự tu
tập, không có sự chuyển hoá tâm, và nếu như tâm
vẫn còn bị chi phối bởi si tham sân, tạp niệm,
chấp trước, ái thủ v.v..... thì mọi hành xử của
chúng ta trong cuộc đời nầy, vô tình bị dẫn dắt
bởi những điều kiện đó và tất cả mọi đối đải sẽ
chỉ còn là lợi mình, vì danh, vì lợi va hơn thế
nữa, vì tất cả những gì có thể đem lại cho mình
những sở hữu dù giả tạm, nhưng ta lại tin chắc
là nó bền vững, thường hằng, vĩnh cửu và chính
chúng ta dù là người thâm hiểu Phật Pháp, nhưng
lại vì quên giáo lý căn bản nhưng vô cùng thâm
diệu, đó là Nhân Quả. Vì luật nhân quả chi phối
mọi mọi Pháp, mọi đời sống, mọi hiện tượng, bất
cứ là gì, là ai...khi đủ duyên thì nhân quả sẽ
thành hình, tác động, dù trải qua bao nhiêu
kiếp, dù ở bất cứ nơi chốn nào.....trừ khi chúng
ta chứng đạo, thì nhân quả sẽ không còn tác
dụng. Vì lẽ đó, Bồ tát hay người Tĩnh Thức thì
sợ Nhân, nhưng người u tối lại sợ Quả, mặc dù sợ
nhưng vẫn làm và vẫn gây Nhân để rồi gánh các
hậu quả do mình tạo ra. “ Bồ tát sợ nhân,
chúng sanh sợ quả”.
“Giả sử bách thiên kiếp
Sở tạo nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ”
Khi vì lợi mình, hại người, vì ái ngã,
chúng ta sẽ rơi vào tà kiến:
- Tà kiến về giáo dục sẽ đưa chúng ta rơi vào
tinh thần nộ lệ, thần thánh hoá các sự
việc, không hiểu bản chất đích thực của mọi
tượng duyên sanh duyên hợp.
- Tà kiến về kỹ thuật, sẽ tạo thành tham vọng,
dễ đưa đến hận thù, chiến tranh..
- Tà kiến về luân lý, đạo đức, tôn giáo sẽ phát
sanh ra những tôn giào thần quyền,
mê mờ tâm trí con người chỉ mục đích duy nhất
là nô lệ hoá con người
- Tà kiến về xã hội sẽ tạo thành cái ngã dày
cộm, tự tôn, tự đại, làm náo động đời
sống tâm linh con người
- Tà kiến về nhân phẩm sẽ đưa đến hình thức bóc
lột, độc đoán, làm đổ vỡ những
liên hệ thân tình giữa con người v.v.. và
v.v...
Thưa bạn, cuộc sống của con người với
những bấp bênh cố hữu, từ thân mạng, từ tâm mạng
và do vì những nghiệp lực hỗ tương tác động giữa
người nầy với người khác ( biệt nghiệp),
giữa xã hội nầy với xã hội khác, cũng như giữa
quốc gia nầy với quốc gia khác ( cộng nghiệp).
Mọi hiện tượng của cuộc đời đang ngày càng xáo
trộn, thay đổi từng giờ phút một, chưa thấy được
chân trời an lạc chung cho tất cả mọi người, mọi
nơi. Trên thế giới, bất cứ ở nơi chốn nào cũng
đều bất an như Kinh Pháp Hoa nói: “Ba cõi
không an, giống như nhà lửa”.
Nơi nầy động đất, chỗ nọ bão tố; nơi
nầy đói nghèo, nơi khác chiến tranh, tất cả mọi
nhân phẩm của con người đều bị thách thức, bị
soi rọi trước lương tâm của nhân loại. Dù giàu
hay nghèo, dù là ít học, vô học, hay trí thức,
dù là quyền cao chức trọng đến những người bần
hèn, hay dù làm bất cứ những gì trên cõi trần
gian nầy, không một ai có quyền sống riêng rẽ,
không một pháp nào không là tình nhân của pháp
kia, cùng nhau liên hệ, giao lưu, hiện hữu, ví
như cái thân tứ đại nầy hiện hữu bởi những cái
không hiện hữu, cộng sinh, cộng hữu như tinh
thần Kinh Hoa Nghiêm đã minh định, mà chúng ta
đã nhiều lần quán chiếu thực nghiệm và nhận thức
đúng.
Chúng ta ai cũng muốn được sống an lạc, hạnh
phúc, hoà bình, sống với nhau với tnìh chân
chất, có vị ngọt của con người, nhưng do vì vô
minh, chúng ta đã tạo ra biết nhiêu là thảm cảnh
cho nhau, cho con người.
Là một người Phật tử nhận được những lời dạy của
Thầy Tổ truyền trao từ Đức Phật- Bậc Vô
Thượng Y Vương, Đấng Cha Lành, là Thầy dạy của
Trời và Người- có đủ mọi luơng dược cần
thiết tùy theo khế cơ, khế lý trao tặng cho con
người cần cầu, tu học.
“Chúng sanh đa bệnh, Phật Pháp đa phương”.
Và đã có rất nhiều người, rất nhiều người đã tìm
được hạnh phúc nội tâm giữa biết bao nhiêu là
khổ cảnh xẩy ra mỗi ngày. Từ sự được an lạc qua
thân tâm thanh tịnh, ít bị phiền não quấy phá,
tâm trí sáng suốt và lòng từ khởi dậy, chúng ta
đã dấn thân vào cuộc đời nầy và tuỳ theo hoàn
cảnh để trợ duyên đến mọi người, có thể bằng vật
thực, có thể bằng quần áo, có thể bằng lời nói
ái ngữ, chia sẻ hoặc bằng những gì khả hữu đem
chút niềm vui cho nhau trong những kiếp nạn, khổ
đau của đời người.
Tất cả những bài học nầy được tìm thấy trong các
gương mẫu nơi những vị Thánh tăng, các vị Tôn
Túc, những vị tu sĩ, những người mang chiếc áo
cô đơn đi vào đời vì “ Thượng cầu Phật đạo,
hạ hoá chúng sanh” hay là “Hoằng Pháp vi
gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, tất cả đều
là những sứ điệp của tình thương giúp con người
trải rộng dài theo suốt dòng lịch sử, ở bất cứ
nơi nào trong các cõi giới.... Các Ngài đã lìa
bỏ gia đình, bỏ danh, bỏ lợi, bỏ những gì nhỏ
nhoi tầm thường chỉ vì mục đích đem lại niềm
vui, hạnh phúc cho con người.
Đó là lý tưởng cao đẹp và đáng trân quí thay!
Vì con nguời còn diễm phúc hy hữu có giáo pháp
vi diệu của Đức Phật để tu học, nhận được ánh
lửa “nhiên đăng” của Phật Pháp, cái Đạo làm nên
nhân bản cao đẹp của con người, vì con người
được “truyền đăng tục diệm” từ hơn hai
ngàn năm trăm nay, từ thế hệ nầy qua thế hệ
khác.
Là người Phật tử, chúng tôi quí trọng những tấm
lòng Bồ tát đó, những người vì cuộc đời đau khổ
mà dấn thân, mong đem giáo Pháp xoá bỏ mê lầm
của con người và nếu như có nhìn thấy gì sai
trái nơi các cá nhân đó, thì chúng tôi thông cảm
và chỉ biết đó là những con người còn phàm tục,
còn đang tu tập, chuyển hoá... nên sẽ trợ duyên
khuyến tấn, trao đổi hoặc có thể “kính nhi
viễn chi”, và sẽ không bao giờ, chưa bao giờ
hũy báng, vì trên cuộc đời nầy, ai nấy đều bất
toàn.
Đạo Phật dạy chúng tôi hãy mở rộng lòng, phá
chấp, nhìn nhau với tình con người để có thể
thông cảm, tha thứ, chia sẻ nhau trên cuộc lữ
làm người.
Đạo Phật chuyển hoá chúng tôi làm giảm bớt hoặc
không ít còn tâm ganh tị, thù hằn, kỳ thị, ganh
ghét và tôn trọng tự do, dù là bất cứ cá nhân
nào, hay tôn giáo nào, vì với mục đích làm người
ai cũng muốn sống được an lạc, hạnh phúc.
Đạo Phật dạy cho chúng tôi rằng, con người chính
là chủ nhân của chính mình và không một ai có
quyền ban ân huệ, tha thứ, ban phước lành, giải
thoát dùm cho mình.
Đạo Phật dạy chúng tôi phải tôn trọng tự do, vì
Ngài là người đã phá bỏ chế độ nô lệ có mặt bao
nhiêu ngàn năm trên đất nuớc Ấn độ, do Thần
quyền và chế độ đương thời và mọi người ai nấy
đều được tự do tư tuởng, tự do chọn lựa con
đường mình đi, hướng thượng.
Đạo Phật dạy rằng :”chiến thắng vạn quân
không bằng tự chiến thắng chính mình”. Có
chiến thắng chính mình, chiến thắng những tham
dục, si tham sân, mạn nghi, tà kiến v.v...con
người mới vượt thoát ra khỏi những khổ đau,
những nhỏ nhen tranh chấp, thủ lợi theo các dòng
sinh hoạt đối đải, nhị nguyên.
Giữa biết bao nhiêu là biến động, những manh tâm
của chính trị, của bè phái, sự hiểm ác của thời
thế, của các thế lực muốn toa rập để phá hoại
Phật giáo, chia rẽ Tăng già, mong lam suy thoái
lòng tin của Phật tử, cản bước tiến phát triển
và truyền bá đạo Pháp của Phật giáo- một tôn
giáo chỉ có tình thương và hoà bình, tại mọi
nơi trên thế giới... Nhưng, chúng con xin thành
kính tri ân tất cả các bậc Thầy Tổ, các vị Tôn
Túc Truởng Thượng, những vị Thầy mà suốt cuộc
đời làm lợi Đạo ích Đời, với cuộc sống đơn giản,
bao dung, những người đã duy trì “mạng mạch
Phật giáo” chỉ mong đem Đạo giúp đời bớt khổ
đau, quay về bờ Giác, an vui., các Ngài đã luôn
luôn vững tâm, vô úy không sợ hải trước các đối
kháng, trước sự nhục mạ, trước bạo lực và lèo
lái con thuyền Phật giáo vững vàng trên ngọn
sóng ba đào.
Do thời thế biến đổi, do lòng người vì danh vì
lợi, vì cố chấp, vì độc tài, độc tôn, ái ngã
v.v... đã có những người mang danh là người con
Phật, không màng đến Tông môn, Thầy Tổ, quên sự
chỉ dạy của Ân sư, xem thường những giá trị của
Từ Bi Hỷ Xả, của nhân quả nghiệp báo tạo ra....
họ đã đánh phá, chụp mũ, gây biết bao nhiêu là
xáo trộn, làm cho tâm người con Phật chân chánh
chợt dâng lên niềm đau xót, vì họ nhân danh là
người con Phật.
Từ bi bị đổi thành hận thù, chia rẻ. Trí tuệ
sáng suốt để dẫn dắt con gnười vượt qua chốn u
tối, lầm mê, khổ đau .. bị đổi thành độc tài,
phá hại, không còn nhân chất.
- Chúng tôi kêu gọi những ai vì ác tâm đã phá
hoại sự thanh tịnh, an lành của con người, hãy
dừng tay lại, vì mọi người ai nấy vẫn còn bị
nhân quả chi phối. Đời đã khổ nhiều rồi, xin
đừng tạo thêm cảnh khổ cho nhau. Nước mắt đã bao
lần chảy rồi, xin đừng tạo thêm nước mắt tuôn
rơi. Tiếng súng đạn đã rền vang tại biết bao
nhiêu là nơi chốn trên trái đất, gây thiệt hại
nhân mạng, nhà cửa, những nền văn minh của nhân
loại bị hũy hoại, nuớc mắt đã tuôn chảy trên mắt
môi biết bao nhiêu là nạn nhân.... xin đừng ai
đem tâm ác, tâm thù hằn, sân si vì chỉ nghĩ đến
mình, mà tạo tạo thêm cảnh khổ, để làm gì?
- Con người không cần bom đạn, lòng thù hận,
chụp mủ, đánh phá, hũy hoại, gây chia rẻ bất
công, độc tài v.v... chúng ta kêu gọi một tấm
lòng nhân bản, thương yêu nhau.
Chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ thường tình bằng
tâm lượng hẹp hòi của mình, bằng thành kiến, đố
kỵ, bằng danh lợi mong sở hữu, bỏ cong ngòi bút,
làm què quặt lương tâm, mà quên đi tất cả mọi
người thân thương của mình.
Cho nên, con đường trở về là con đường Vô ngôn,
đưa ngôn ngữ trở thành nguồn tâm linh ích lợi
cho mọi giá trị tâm hồn của con người. Ngôn ngữ
là để cảm thông, trao đổi, nhân bản phải được
rọi soi dưới ánh sáng Trí tuệ của vô ngôn, để
ngôn ngữ trở thành Chân ngữ hay Chân Ngôn,
chuyển hoá niềm đau nổi bất hạnh của con người,
và không chạy theo những tâm niệm hẹp hòi, si
tham sân.
Đó là Xả, là con đường kỳ diệu, đưa con
người oai dũng đối diện trước bát phong với cái
tâm tự tại, đại lượng bao dung.... như chúng ta
đang chứng kiến, đang thấy hiển hiện, biểu lộ
nơi các bậc Tôn Túc đã tự tại, âm thầm, kiên
nhẫn, xả và khởi tâm bồ đề rộng lớn vẫn thường
xuyên Tổ chức khoá tu học, khoá dạy Phật Pháp,
thiền hành ở mọi nơi nơi, dù bị biết bao nhiêu
là sự chống đối, đánh phá, mong hũy diệt cái tâm
chân thiện, thiện căn của con người, và người
con Phật, cũng như luôn cầu nguyện cho những con
người manh tâm hãm hại các Ngài được luôn sống
an lạc, hồi tâm tỉnh trí để sống đúng với nhân
phẩm con người.
Từ những hành xử độ lượng, bao dung, tha thứ, xả
bỏ như vừa kể trên, một cách bình thuờng, vì
không có tham vọng, chiếm hữu... mà chỉ duy nhất
vì sự truyền lại mạng mạch tâm linh Phật giáo
cho con người, để con người sống được đời sống
Nhân bản, tốt đẹp, vì đó tinh thần Dân chủ Tâm
Linh và cũng là nền tâm linh thuần nguyên của
Phật giáo.
Một cuộc sống mà mọi người đều chuyển tâm hướng
thiện, đem tấm lòng vì lợi ích mọi người mà kiến
tạo xã hội, tạo niềm tin sống, niềm tin vào con
người nhân bản. Một xã hội Công bằng, Hạnh
phúc... trong đó, mọi người yêu thương nhau,
sống vì lợi ích của nhau, cho nhau những chia
sẻ, tình thâm, tôn trọng lẫn nhau.... chúng ta
đã tạo cõi cực Lạc tại trần gian rồi, chứ nào
phải đâu xa.
Đã bao lần, chúng ta là những người đi ngoài
sương gió của cuộc đời. Đôi lúc cảm lạnh, hắc
hơi, sổ mũi hoặc cảm phổi để cuộc đời là những
khổ đau tràn lan và đầy hệ lụy kế tiếp. Đôi lúc
chúng ta mang sức mạnh của áo giáp Phật Pháp,
trong đó Giới (Sila) được đặt làm nền tảng cho
bất cứ một trạng thái hành hoạt nào trên lộ
trình tu học, để tránh gió tránh mưa, nhưng đó
chỉ là áo giáp khác ngoài để đở đần trong lúc
túng quẩn. Chỉ khi nào chiếc áo giáp đó chính là
tâm ta, cái tâm Xả thì khối vô minh sẽ
rơi rụng, và tâm bồ đề có mặt như một cuộc dấn
thân kỳ diệu.
Con đường vô ngôn là những bước nhảy
thần kỳ đó, vượt qua ngưỡng cửa tu tập, chứng
thực trong lời Kinh, lời tự tình của cái tâm bao
la, mọi miền biên giới đều giải toả, không cùng
tận. Đó không phải là lý thuyết suông để định
nghĩa sự việc, chia cắt những mảnh đời thành rời
rạc do vì vị kỷ, vong thân, rơi vào tà kiến, lấy
hữu làm vô, lấy dữ kiện, sự kiện giả lập làm
thực tại và điên đảo, mê muội trong hố thẳm của
chân lý, không có con đường vượt thoát.
Khi chánh kiến vắng mặt, có nghĩa là tà kiến đã
mỉm cười được chào đón với bao vọng tâm, dẫn dắt
vào con đường có hoa, có cảnh, có sắc, có hương,
nhưng là con đường quanh quẩn của ái ngã, rơi
vào hố mê của tài sắc danh thực thụy như hiện
cảnh đang hiển bày ra trước mắt. Người ta nhân
danh đủ thứ, với những danh từ thời thượng,
nhưng chỉ có mình là duy nhất, không một cuộc
đối thoại, không một sự chia sẻ, xé tan hoang
mọi đoàn kết, tình thương vắng mặt, tình người
khô héo, hận thù, cố chấp, vu khống tràn đầy ...
để chỉ là tiếng nói duy nhất, sai lầm, độc đoán.
Như đã nói ở trên, biết bao nhiêu người đã lợi
dụng ngôn ngữ, viết lách, chửi bới, bôi xấu cũng
chỉ bởi vì bị chết trong ngôn ngữ đời thường,
dính mắc trong bả lợi danh, vinh nhục, thịnh
suy.... ở nơi đó, may ra chỉ còn là những tạp
nhạp, phù du, phù phiếm, vắng mặt đạo đức và
tình người, đừng nói là đạo vị.
Con đường vô ngôn bỏ rời ngôn ngữ, không phải
ngôn ngữ không còn giá trị để xử dụng, để hiểu
và để cảm thông, nhưng vì ngôn ngữ bị lạm dụng
để gây chiến tranh, tranh chấp bè phái, làm ô
nhục tinh thần tâm linh của con người nói chung
và cố xoá bỏ Phật giáo dù mang danh nghĩa phục
vụ Đạo Pháp và Dân tộc.
Đường về vô ngôn là cảnh giới của phương trời
cao rộng, đó là Niết bàn an tịnh, biên giới giữa
cả hai nhị nguyên đều vắng bặt, là khoảng không
Vô Tướng, Vô Thanh, Vô sở đắc....Đó là Thường
Lạc ngã Tịnh
Nói với vô ngôn là nói đến thế giới của không
sanh diệt, của Tánh không và để cho chuyến đi
Hành hương là con đường trở về với Thực Tại
Nhiệm Mầu, trở về với hạnh Xả- Đó là cuộc
sống, hơn là một trạng thái, vì nếu là tình
trạng thì có thể bất định, không như nhất. Còn
là cuộc sống thì là do đã kinh qua sự tu tập,
chuyển hoá nội tâm và trở thành ứng xử tự nhiên,
bình thường cho cuộc sống.
Nhiều lần, đọc Kinh Phổ Môn, trong tâm tôi cứ bị
ám ảnh hoài câu hỏi của Ngài Vô Tận ý với đức
Phật: “Phật tử hà nhân duyên, danh vi Quán
thế Âm....” và thầm mắc cở. Kinh đã nói đến
lý do tại sao được gọi là Bồ tát Quán thế Âm và
nói đến hành trạng của Ngài qua những ứng hoá
thân vì sự cứu khổ nạn tai hay nổi đau của con
người, với một tinh thần tích cực tuyệt vời. Và
chúng ta thì sao, trước cây Bồ đề khi xưa Đấng
Cha Lành ngồi thiền và chứng Đạo, có bao giờ
tự hỏi mình là gì? tại sao lại có danh tánh
như vậy và cuộc đời sẽ ra sao, khi sinh tử vô
thường. Đó cũng là câu hỏi mà tùy theo mỗi người
tự quán chiếu và trả lời.
Trong Quán Kinh nói rằng:”thị tâm thị Phật,
thị tâm tác Phật” và chúng ta sẽ chuyển hoá
ra sao để cho Tánh Phật được hiển lộ trong mỗi
con người. Thực ra, khi biết mình có Tánh Phật,
chúng ta đã vượt một chặng đuờng rất dài trên
con đường tu học hay con đuờng tâm linh, trở về
Vô Ngôn và làm giảm thiểu rất nhiều nổi khổ đau.
“Phản quan tự kỷ”, nghe lại âm thanh của
chính mình, nơi nào là sinh, nơi nào là diệt,
nơi nào thường hằng bất sanh bất diệt, nếu chưa
làm được cuộc trùng phùng với chính mình, con
đường vẫn còn dài...
Chúng ta đừng bao giờ đi xa quá hoặc không có
chánh kiến về con đường của đạo Phật, để rồi với
những lý luận, mổ xẻ thực tại ra nhiều mảnh nhỏ
và không biết đâu chính là thực tại. Thế giới
tâm của con người muôn hình vạn trạng, với tạp
sắc, tạp niệm, mà nếu đi vào với cái tâm lý
luận, chúng ta sẽ rơi vào sự đảo điên, chạy theo
ngọn mà bỏ quên đến sự nhận thức và quán chiếu
chính vấn đề có nguồn gốc căn bản từ si tham sân
diễn biến ra thành đa diện, nhiều chiều hướng,
tạo thành các sự mông lung, vô vàn sắc thái.
Thực tại là sự sống, sống tỉnh thức trong đời
thường, chứ không phải những suy luận, lý luận,
phân tích.
Đã lâu rồi, tôi có đọc của D.T. Suzili trong tác
phẩm “Zen Buddhism” đã nói:”Con người đi tìm
Niết bàn, nhưng Niết bàn không ở đâu cả; Niết
bàn ở ngay trong vòng Luân hồi, Luân hồi là Niết
bàn”
Vâng, như đã bao lần thưa “Con đường giải thoát
của đạo Phật” ngay tại trần gian nầy, với mỗi
người trong hiện tại, nếu khám phá ra được “Ông
chủ thực sự” hay “Bản lai diện mục”
của mình.
Cuộc đời mỗi người như chiếc thuyền ra biển cả,
một biển cả mênh mông, sóng nước. Có thể đó là
chiếc thuyền mỏng manh, thuyền nan, thuyền lớn,
nhưng do nghiệp lực, chúng ta hãy vững tay lái
để chèo, trước sóng gió của cuộc đời.
Khi chúng ta bắt đầu có nhận thức, ý thức về
cuộc đời và bước trên đôi chân của chính mình.
Có hạnh phúc, có đau khổ, có vinh nhục,có thành
có bại, có được hay thua... như một lẽ đuơng
nhiên của đời sống và không ai có thể phủ nhận
mình đã có những nôi kết, khổ đau, bất hạnh hoặc
ngược lại.
Cái khổ “Dukkha” là nguyên nhân và kết quả của
sự có mặt của một sinh vật có tư tưởng hay
không, trừ những vị có đại nguyện.
Nghiệp lực tác động đến mọi hiện tượng, mọi
người... dù ở bất cứ nơi đâu, biển cả, núi cao,
rừng thẳm ....
Và trên sinh mạng cao quí của con người, chúng
ta chợt phát hiện ra một sự kiện kỳ diệu là Tánh
Phật có mặt trong tâm của tất cả muôn loài, và
nếu khi Tánh Phật được khơi dậy, được tu tập,
được phát triển, sẽ làm giảm thiểu khổ đau, đem
lại an lạc. Tánh Phật như ánh trăng rằm sáng
rực, chiếu soi khắp cả mọi nơi, mọi chỗ tối tăm,
u ám..
Chúng ta đã vô hình chung chở ánh trăng Phật
theo mình theo suốt dòng đời, để đi ra biển đại
dương, trở về nơi căn nhà xưa, đó là Chân tâm.
Trăng vàng sáng rực và muôn đời vẫn vậy, khi bị
mây che phủ làm nhìn thấy ánh trăng như bị mờ
đi, nhưng thực ra trăng chưa bao giờ bị mờ, mà
luôn luôn sáng tỏ. Trăng được ví dụ như Tâm
thanh tịnh, Phật tánh không bị nhơ bẩn bởi bụi
bậm hoặc trần lao.
Theo như Chủ đề:“Con thuyền chở trăng ra biển
cả”, con đường mà chúng ta đang đi, đang chở
ánh trăng theo mình và mỗi người là người lái đò
của chiếc thuyền chở trăng, trăng tâm. Trăng có
mặt khắp sông hồ biển cả, đại dương và luôn vàng
sáng rực rỡ, đẹp quá phải không bạn ? Và cũng là
niềm hãnh diện vô cùng, vô biên của kiếp người,
định đoạt cho dòng sinh mệnh của chính mình.
Nhân bản của đạo Phật là đem con người trở về
với chính mình, thể nhập vào chính “ông chủ” hay
Tánh giác, nơi đó si tham sân vắng mặt, và chỉ
còn là dòng sống kỳ diệu vượt thoát khỏi các
phiền não, tham ái...khởi lên Tâm đại bi và Trí
tuệ, vì Tâm Đại bi và Trí tuệ là sự chuyển hoá
con người hình thành tự nhiên với cái Tâm Tự do,
Tự tại, Giải thoát và dấn thân vào đời vì sự ích
lợi của con người, tạo thành dòng sinh mệnh “duy
tuệ thị nghiệp”.
thuyền chèo lặng lẽ trên sông nước
dưới ánh trăng vàng chở ánh trăng
chén trà soi tỏ trăng trong nuớc
gió thổi bên trời, lay ánh trăng
sóng vỗ giữa đời, một ánh trăng
ngẫn ngơ vờn nước, nước chở trăng
trăng cười nhảy nhót theo sóng nuớc
theo chiếc thuyền con, trăng lững lơ
người vẫn ngồi yên, lặng ngắm trăng
suơng mờ che phủ, một vầng trăng
đêm khuya trăng vỡ tan như mộng
có chiếc thuyền không, chở ánh trăng.....
Minh Thanh
Này bạn, đã bao lần chúng ta cùng nâng
ly uống mừng cho những ngày có mặt trên trái đất
nầy, với bạn bè thân thuộc, với thời gian và với
tất cả những gì chất chứa, sở hữu... như các
thành bại hay thịnh suy, như đôi tay mong trải
dài vô tận, nếu có thể, để gom góp lại cho mình.
Suốt cuộc đời đến giờ, bạn gom nhiều lắm, rất
nhiều.... với gương mặt thoả thuê, với nụ cười
chiếm đoạt, với đôi mắt ôm đồm, với đôi tay tham
lam......
Vâng, xin chúc mừng cho bạn, vì bạn đang giàu có
của cải vật chất, sống vinh hoa phú quí do phước
duyên nhiều đời đã tạo, ảnh hưởng đến đời hiện
nay, cho cuộc sống của bạn đầy sung suớng. Những
buổi ăn của bạn sẽ ngon và thịnh soạn, nhưng
rồi, cũng rời bỏ bạn ra đi. Thời gian sẽ lấy đi
tuổi tác, sức khoẻ, tiền tài, danh vọng, những
gì mà bạn yêu thích, tranh giành, chiếm hữu
v.v... để chỉ còn là vô thường. Chưa có ai trên
cuộc đời nầy có thể đạt được “trường sanh bất
tử”, mà chỉ có duy nhất là cái nghiệp lực tác
động đến mỗi người trên cuộc lữ nhân sinh.
Trên thế giới ngày nay, có nhiều cá nhân, đoàn
thể, tổ chức, chánh phủ... vì sự sống còn của
con người trước bao nhiêu hiểm họa đang chờ đón
như chiến tranh, sự hâm nóng toàn cầu, vũ khì
giết người, bệnh HIV, môi trường sinh thái bị
tàn phá gây nân bao thảm họa đã và đang xẩy ra
khắp mọi nơi v.v...và v.v..Cho nên, họ đã dấn
thân tranh đấu, kêu gọi lương tâm của con người
ở khắp mọi nơi, đối với trước bao vấn nạn của
chung cho nhân loại, và vì tình người,
cùng nhau nắm tay, đoàn kết để làm sao chấm dứt
được khổ nạn cho con người.
Ý thức được “ba cõi không an, giống như nhà
lửa”, chính họ là những người đáng kính
phục, vì đã đang trở thành những con người mang
tâm Đại bi và Trí tuệ, đúng theo tinh thần của
Kinh Hoa Nghiêm đã dạy, để chỉ vì phục vụ cho
con người.
Do đó, chúng tôi chỉ xin bạn một điều, một điều
duy nhất vì là con người, vì tôi là người Phật
tử có trái tim nóng hổi tình người, vì chúng tôi
thường quán chiếu tâm mình nên nhìn thấy những
nhân duyên chằng chịt giữa các pháp, trong đó có
bạn và tôi. Xin bạn đừng bao giờ gánh hết
tình người đi làm của riêng mình, vì khi trái
đất nầy mà không có tình người, tình yêu chia
sẻ, nhìn thấy Tánh Phật trong từng mỗi con người
để quí trọng lẫn nhau, để còn có nhau
trong cuộc lữ làm người v.v...thì có lẽ hành
tinh xanh nầy rất đáng sợ và đáng trốn tránh,
phải không bạn?..
Xin hãy chìa tay ra- vì tôi biết rằng là bạn
không bao giờ nhẫn tâm gánh hết tình người cho
riêng mình, và để chúng ta cùng nắm tay dìu bước
đi trên con đường Vô ngôn, trở về căn nhà tâm
thương thân yêu.
Một hạnh phúc dù rất nhỏ bé đã vừa len lỏi vào
giữa bạn và tôi, vào chúng ta, thật thông cảm,
chia sẻ, phải không bạn? Hãy cùng ngẫng đầu lên
nhìn bầu trời trong xanh, trời thật đẹp, và
trong đôi mắt của chúng ta, có nước mắt Hạnh
phúc của con người, phải không bạn?
Cư sĩ Liên Hoa kính bái
Viết xong ngày 30.03.2009
tức ngày 04.03 năm Kỷ Sửu

* Bài viết quá dài, BBT Phật Giáo đại Chúng sẽ
biên tập và trình bày lại sau!
PGĐC 03/04/2009
__________________________________________________________________
1- Trích Đức Phật và Phật Pháp
của Ngài Narada, trang 73. Phạm Kim Khánh dịch.
2- Trường A hàm (Digha Nikaya),
Kinh Đại Niết Bàn (Mahãparinibhãna Sutta), q.2,
tr. 100.
3. Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattana
Sutta), Thầy Minh Châu dịch trong
Đường Về Xứ Phật.
4- Kinh Vô Ngã Tướng
(Anatta Lakkhana Sutta ) Ðại Tạng Việt Nam:
Tương Ưng Bộ Kinh,Quyển 3,
Phẩm Tham Luyến, VII, trang
125 129 - Tạng Pali: Samyutta Nikaya, S,iii, 66 |