Nước chảy thì
không đông
Liên Hải
dịch
Trời rét đậm, lúc
Thiền sư Trí Nhàn kiểm tra tình hình tu tập của
các vị Tăng trẻ, phát hiện có một vị Tăng trẻ
không những không biết những điều mới học mà
ngay những điều đã học cũng đều quên hết. Thế
nên Ngài dặn dò cậu ta phải chuyên tâm dụng công,
chăm chỉ học hành, nhưng vị Tăng lại nói: “Lúc
con học, thực ra cũng rất chuyên tâm, lúc đó
đúng là cũng có hiểu, có biết, nhưng chẳng bao
lâu lại dần dần quên hết, con cảm thấy đầu óc
mình dường như đần độn”.
Thiền sư liền bảo
Tiểu Hoà thượng cùng đi đến thiền phòng của Ngài.
Chưa chỉ dạy điều gì cả, Ngài bèn đem ra hai cái
bát, bảo tiểu Hoà thượng rót nước trong vào hai
cái bát, lại đem một trong hai bát nước ra đặt ở
ghế đá ngoài cửa, một bát khác bảo cậu ta bưng
đứng ngoài cửa và dặn rằng: “Bưng nửa bát nước
trong này không ngừng dao động, không được để
cho nước ngưng dập dờn”.
Lúc đầu, Tiểu Hoà
thượng cho rằng Thiền sư đang trừng phạt mình,
hết sức lo sợ đứng đó, lắc lư cái bát trong tay,
đã làm cho nước trong bát dao động mà không để
nước đổ ra ngoài. Sau đó, lúc nước trong cái bát
ở ghế đá đóng thành băng, cậu ta dường như đã
được khai ngộ: nước trong cái bát cậu ta bưng do
không ngừng bị dao động nên không đóng băng tí
nào!
Đầu óc của con
người cũng vậy, càng sử dụng càng hoạt bát, đặc
biệt là trí nhớ, không ngừng nhắc lại, tư duy và
ôn tập là phương pháp tốt nhất để nâng cao trí
nhớ để cho tư duy của chúng ta giống như nước
trong bát không ngừng hoạt động, thì không có gì
là học không được, nhớ không được.
Liên Hải
dịch
(theo Hoa Linh Thoại)


|