LÁ THƯ BẠN ĐẠO
(07/2010)
Cư sĩ
Tâm Lương – Đào Mạnh
Xuân
Lời người viết: “Dưới
đây là những điều tôi ghi ra để tự khuyên mình
cố gắng tu tập mỗi ngày. Tôi không dám nhận rằng
mình đã làm được. Xin quí bạn đọc hiểu cho như
vậy. Còn lý do tôi cho phổ biến là tôi mong muốn
nếu ai thích tu tập, sau khi đọc xong bài viết,
hy vọng sẽ có đôi điều giúp ích cho quí vị. Nếu
được vậy, xin đem hồi hướng công đức này về cho
tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo”.
Tâm Lương
TỰ KHUYÊN MÌNH TU
TẬP HẰNG NGÀY
Tâm Lương - Đào
Mạnh Xuân
(Stone Mountain,
Georgia)
Hằng ngày tôi
thường niệm Hồng Danh Đức Phật A Di Đà để mong
tạo một chút duyên lành với cõi Cực Lạc của Phật.
Nhưng rồi lại tự thấy trong cuộc sống ba thứ
Thân, Khẩu, Ý đã gây ra không biết bao nhiêu
điều có tội. Vậy là cùng lúc, vừa tạo phước, vừa
gây tội. Niệm Phật là tạo phước vì “Niệm Phật
một câu phước sinh vô lượng”.Còn Thân, Khẩu,Ý đã
tạo tội thế nào, tôi đọc trong phần Phật dạy tu
10 nghiệp lành như sau:
Về Thân:có 3 điều
nên tránh: không trộm cắp, không tà dâm, không
sát sanh.
Về Khẩu:có 4 điều
nên tránh :ỷ ngữ ( không thêu dệt),lưỡng thiệt (không
đâm thọc),vọng ngôn ( không nói dối, không thất
hứa, không đánh lừa), ác khẩu (la rầy, mắng
nhiếc, nói chuyện xấu của người).
Về Ý: có 3 điều
nên tránh: không tham, không sân, không si.
Đã là con người
ai không phạm những điều trên. Vậy nên để cho
việc niệm Phật của mình không bị mất phước qúa
nhiều do hằng ngày đã tạo ác từ 10 điều đó, tôi
đã cố gắng gom tất cả những ý vừa nêu thành một
bài văn vần cho dễ nhớ, để tự nhủ mình học thuộc
và kiên trì thực tập. Tôi cũng được biết tu tốt
mười nghiệp lành chỉ sanh về cõi trời nên chi cố
gắng niệm Phật nữa, với chút hy vọng nguyện sẽ
dễ thành hơn. Tôi mong vậy, không biết có được
không?!Bài văn vần có tựa:
GẮNG TU
MONG ĐƯỢC VÃNG SANH
Tập tu cho được
mười nghiệp lành:
Không tà dâm,
trộm cắp, sát sanh,
Không thêu dệt,
đâm thọc, nói dối,
Không ác khẩu và tham, si, sân.
Một
khi tu tốt mười nghiệp lành,
Chết về cõi trời, không vãng sanh.
Muốn vãng sanh, tu thêm Tịnh độ.
Ngày đêm niệm Phật, mong nguyện thành.
Mỗi
khi niệm Phật, tâm bị vọng tưởng xen vào, tôi
thường nhắc nhở mình nhớ lời khuyên của Ngài Hám
Sơn, trích từ sách Chân dung người Phật tử, tác
giả Thầy Thích Minh Quang:
“Miệng niệm Di Đà, tâm tán loạn
Cho
dù rách cổ, cũng bằng không...”
Trước tiên, xin được nói ba điều nên tránh về
thân: không tà dâm, không trộm cắp, không sát
sanh. Trong đó không sát sanh là khó nhất bởi vì
kể cả những con vật nhỏ nhất ta cũng không nên
giết chúng. Đạo Phật dạy: tất cả mọi chúng sanh
đều bình đẳng. Con người muốn sống và không muốn
ai giết mình.Mọi sinh vật cũng vậy.Có điều nên
biết sinh vật cũng có linh hồn.Ta giết chúng là
đã tạo ra mối hận thù. Về tà dâm, ai cũng biết
là không được quan hệ ái dục với người không
phải người phối ngẫu của mình. Đây là điều cố
gắng tránh, nhất là người đã thọ giới qui y. Còn
không sẽ bị đường tình vụng trộm cuốn hút đưa
đến thân bại danh liệt và phạm vào một trong năm
giới cấm. Về trộm cắp, nói chung, là không được
lấy bất kỳ vật gì về làm của riêng khi không
được chủ của nó đồng ý.
Rồi
tiếp đến là bốn điều nên tránh về khẩu: không
thêu dệt, không đâm thọc, không nói dối, không
ác khẩu.
Phần tu về “ khẩu” vô cùng khó cho nên tôi đã cố
gắng tìm những chi tiết tạo ra khẩu nghiệp để
nêu ra đây, hầu ghi nhớ và hạn chế lỗi lầm.Có
câu của Cổ Đức dạy để tránh khẩu nghiệp như sau:
“Lúc
tĩnh tâm hãy nghĩ những lỗi lầm của mình.
Khi
nhàn đàm không nên nêu cái xấu của người khác”
Lời
khuyên này về tu tập qúa hay.Tôi đã chuyển lại
thành văn vần cho dễ nhớ và có kèm thêm lời tự
khuyên:
Nên
nghĩ lỗi mình lúc tĩnh tâm.
Không nêu lỗi ai lúc nhàn đàm.
Tập
tu như vậy cho nhẹ nghiệp.
Còn
không, nghiệp khẩu hại xác phàm.
Tội
gây ra từ miệng thường vấp phải là hay nói
chuyện thị phi. Tôi có một số câu để tự khuyên:
Cố
tránh thật xa chuyện thị phi,
Chuyện ai mặc kệ, chớ bàn chi,
Ai nói
xấu ta, tai liền miệng.
An
nhiên tự tại, mới tu trì.
Nào
mấy ai ưa kẻ thị phi,
Lắm
mồm, lắm chuyện, lắm sân si.
Thêu
dệt, đâm thọc cho thỏa miệng,
Rốt
rồi nghiệp khẩu lãnh trọn y.
Còn về
lời hứa không thực hiện sẽ đưa đến
gì,cũng nên tìm hiểu để tu tập.
Ông bà
ta có câu tục ngữ rất chí lí:” Một lần thất tín,
vạn lần bất tin”.Những người đã thuộc nằm lòng
câu này rồi thì mỗi khi hứa với ai làm điều gì,
hoặc cho cái gì, chắc chắn họ sẽ không dám thất
hứa. Vì vậy cuộc đời họ sẽ dễ dàng gặp thành
công. Còn ngược lại, những ai hứa, rồi quên lời,
làm cho người được hứa khắc khoải trông chờ và
cuối cùng thất vọng, sẽ bị quả báo nặng nề. Thất
hứa là một dạng của nói dối, cũng có khi là đánh
lừa. Điều này sẽ làm cho người được hứa chán nản
và mất niềm tin. Cái tai hại lớn hơn nữa là họ
sẽ bộc lộ sự bất mãn đến những người khác nếu họ
thường xuyên bị thất hứa từ cùng một người.
Phần
nhiều không mấy người ưa kẻ thất hứa. Khi nhắc
đến những người này, người ta thường tỏ sự khinh
miệt qua cách xưng gọi là “thằng” hoặc “con” và
kèm theo câu: thứ “mười voi không được bát nước
xáo” hoặc thứ “ nói như chuột chạy ống tre”
v.v…Vậy là uy tín của ta mỗi ngày mỗi giảm đi,
cũng có nghĩa là công ăn việc làm hoặc việc kinh
doanh của ta sẽ xuống dốc.Nếu ai tin vào luật
Nhân Quả Nghiệp Báo sẽ thấy ta làm điều gì xấu
với ai, thì có khi trong kiếp hiện tiền ta sẽ
gặp lại những điều xấu ấy, thậm chí còn có thể
nặng hơn. Ngoài ra những điều làm xấu này sẽ còn
lưu tồn để trả nghiệp ở nhiều kiếp sau nữa
Những
ai đang làm ăn khấm khá, rồi mỗi ngày mỗi tệ
lần, hãy tự xét xem có phải do mình hay thất tín
mà ra không.Tốt nhất, để khỏi mắc tội thất hứa,
ta nên đắn đo trước khi hứa, khi chắc làm được
hãy hứa.Trường hợp chưa thực hiện, hoặc không
thể làm được, cũng nên gọi xin lỗi để người được
hứa khỏi trông chờ, còn ta cũng đỡ bị xem
thường. Ngoài ra, xin đọc lời dạy của Đức Phật
như sau:“Ai có ý định cho người một vật gì, dù
thật nhỏ không đáng giá, mà cuối cùng không cho
thì sẽ đầu thai thành ngạ qủy”. Còn trường hợp,
ai hứa cho ít, đến khi cho, lại cho nhiều gấp
bội thì công đức vô cùng lớn.
Đạo
Phật dạy con người luôn làm chủ vận mệnh của
mình.Nếu ta lỡ làm điều xấu, kể cả tội rất nặng,
ta phải thành tâm sám hối lỗi lầm và rồi làm
nhiều điều phước thiện để hóa giải những nghiệp
xấu cũ.
Xin
được ghi lại những ý chính thành bài văn vần sau
đây:
Lời hứa quan trọng vô cùng,
Dù lời hứa nhỏ, cũng đừng bỏ qua.
Thất hứa kết quả sẽ là:
Làm người được hứa hoá ra não phiền.
Và họ sẽ mất niềm tin,
Nếu chuyện như vậy thường xuyên xảy
hoài,
Nhiều việc xấu sẽ đến ngay,
Làm ăn, mua bán hằng ngày kém đi,
Điều này nữa mới đáng ghi:
Sẽ thành ngạ qủy, sau khi vãng phần,
Nếu biết sám hối, ăn năn,
Thường làm điều tốt, tội lần tiêu tan.
Cuối
cùng là ba điều nên tránh về Ý nghiệp. Phật dạy
tham, sân, si là tam độc nhưng sân là cái độc
nguy hiểm nhất. Ai sân nhiều sẽ chuốc lắm
bệnh vào thân và còn có thể gây ra những tội ác
khó lường. Ngoài ra, có thể nói, người mau sân
đã biểu lộ tính ngã mạn, kiêu căng, rất độc đoán
và cố chấp, ít khi muốn nghe lời khuyên răn của
kẻ khác, hay la lối và suốt ngày có tiếng nặng
tiếng nhẹ trong nhà. Người như vậy thường gây
khổ cho gia đình.
Ở phần
trình bày tiếp theo, tôi có đưa ra một số đoạn
trích dẫn lấy từ sách “HẠN CHẾ SÂN HẬN.TRẢI RỘNG
TÌNH THƯƠNG.” của tác giả Tỳ Khưu VISUDDHÀCÀRA
do Minh Tâm biên dịch, để làm sáng tỏ thêm những
điều tôi nghĩ là đúng để theo đó tu tập
Dưới
đây là phần tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và
cách hạn chế sân hận.
1)Nguyên nhân gây ra sân hay tức giận:
a)Cho
cái “ta”, cái bản ngã quá lớn nên có ai chạm
tới, ta xem như bị xúc phạm, bị xem thường, bị
trêu chọc, bị thách đố, bị nhục mạ, bị bêu xấu,
bị mắng chê, bị chỉ trích v.v…nên cơn sân đùng
đùng nổi dậy.
b)Ngoài ra những người có tính hay đa nghi cũng
mau sân lắm. Ví dụ nghi người nọ, người kia nói
xấu mình, hay làm một điều gì đó có hại cho mình
như nghi chồng hoặc vợ có tình ý với người khác
v.v…. Chuyện chưa xảy ra nhưng cứ tưởng tượng ra
đủ thứ và đâm ra tức tối, hậm hực. Có người ghen
nặng thậm chí còn đánh, mắng người phối ngẫu của
mình.
2) Hậu
qủa đưa đến do sân hận.
a)-
Đối với người có tính đa nghi:Chính tâm mình bị
giày vò, bị khổ trước trong khi người mình giận,
mình ghét không hay biết gì.
b)-Lúc
cơn giận lên có thể đưa đến:
*Khẩu
nghiệp: cãi cọ, nói lời độc ác, chửi thề,v.v…
*Thân
nghiệp: Ẩu đả, gây thương tật cho người khác,
giết người v.v…
*Ý
nghiệp : tìm cách trả thù v.v…
Nếu
trong cuộc sống, ta bị một người làm điều xấu
với ta, rồi ta tìm cách trả đũa, theo kiểu “ăn
miếng trả miếng”, thì tâm ta luôn luôn khổ sở.
Chi bằng nhớ câu ông bà ta dạy “ Nai giạt móng,
chó cũng le lưỡi” hoặc “ Một điều nhịn, chín
điều lành” để dẹp bỏ sự hiềm khích, vì trong
cuộc hơn thua nào, cả hai bên đều phải nhọc tâm
cực trí để tìm cách đối phó.Hơn nữa đã là con
Phật, ta nên nhớ lời Phật dạy: “Lấy ân báo oán,
oán tự tiêu tan. Lấy oán báo oán, oán thêm chồng
chất”.
Nhớ
những điều nêu trên, nên tôi đã tự khuyên mình
hãy cố sống nhường nhịn và hỷ xả. Nhưng nên nhớ
sự nhường nhịn và hỷ xả phải đem lại lợi ích cho
ta và cho người, chứ chỉ đem lợi cho ta thôi thì
việc làm đó chưa chắc đã tốt và có khi ta đã tạo
tội mà không biết.Như trong sách Làm Chủ Vận
Mệnh có kể câu chuyện tóm lược như sau: Có một
đại thần về làng nghỉ hưu.Một hôm, một tay ngang
tàng uống rượu say đã mắng chửi ông. Ông không
chấp,bỏ qua (coi như hỷ xả). Sau đó tay này trở
thành hống hách, cho là Đại thần nó còn chửi
được nên đã làm nhiều việc tày trời hơn. Cuối
cùng, nó đã lãnh án tử hình. Ông Đại thần đã ân
hận nhận có phần lỗi của mình: nếu ngày trước
ông bảo người nhà bắt nó cho nó vài chục gậy để
răn khuyên về tội ngỗ ngược thì nó đâu có dám
tiếp tục làm việc quá đáng nữa. Câu chuyện cho
ta thấy việc hỷ xả của vị Đại thần chỉ đem tiếng
tốt cho ông, được người khen là độ lượng, quảng
đại, nhưng lại đem cái hại cho người kia. Việc
làm như thế nên tránh.
c)-Người
thường sân hận rất dễ bị đọa vào ba đường ác
vì trong tâm lúc nào cũng nóng như một hỏa diệm
sơn nên không tránh khỏi lúc gần chết, tâm cũng
mang sự giận dữ. Theo Đạo Phật “ sự thọ
báo kiếp sau tùy thuộc vào tư tưởng, suy nghĩ
sau cùng của ta vào giây phút lâm chung. Nếu ta
qua đời với niệm tưởng bất thiện, ác nghiệp, ta
sẽ có sự tái sanh tương ứng - với niệm tưởng tốt
lành, thiện nghiệp, ta có một kiếp sau tốt đẹp”
( trang 70 Sách đã dẫn)
Trong
một số sách, cũng như trong một số băng giảng
của Quí Thầy, đều có lời khuyên gia đình nên trợ
niệm vãng sanh, tức niệm Nam Mô A Di Đà Phật,
cho thân nhân lúc sắp lìa đời nghe, để tâm họ
luôn nghĩ tưởng đến Phật mà khỏi nghĩ điều xấu,
ác.Nghĩ tưởng đến Phật vào gìờ phút đó chắc sẽ
được Vãng sanh.
Tôi đã
gom những ý trên thành một bài văn vần như sau:
Quan
trọng làm sao phút lâm chung,
Tâm
ngưuời sắp chết nghĩ mông lung,
Giờ
gần tắt thở, tâm nghĩ thiện,
Được
về cảnh tốt, sống ung dung.
Giờ
gần tắt thở, tâm nghĩ ác,
Sẽ về
cảnh giới xấu vô cùng.
Thân
nhân nên tin điều ấy đúng,
Thường
xuyên hộ niệm, ắt việc xong,
Mong
sao ai nấy đều làm vậy,
Để cho
người chết khỏi long đong .
d)-Người sân nhiều, tâm rất đau khổ: một đọan
trong sách đã nêu ghi:
“Sân
hận làm đời ta đau khổ, nếu ta tiếp tục chấp
nhận và không cố gắng chế ngự nó, có nghĩa là ta
tiếp tục sống cuộc sống hỗn lọan. Cứ mỗi lần bực
mình, khó chịu, tức giận, chúng ta lại bắt đầu
thiêu đốt chính mình. Cảm giác cháy bỏng gia
tăng theo cường độ của cơn giận; càng giận dữ,
ta càng cháy bỏng nhiều hơn. Qủa là một
cảm giác vô cùng đau khổ. Bạn có thể quan sát
điều này nơi chính bạn. Khi bạn rơi vào tâm
trạng bực mình, tức tối, hãy quan sát trạng thái
của tâm rồi bạn sẽ phát hiện được nỗi đau đớn
thống khổ mà bạn đang chịu đựng trong lúc tức
giận hoặc rối loạn …”
( Trang 8, Sách
đã dẫn)
e)Người có nhiều
sân hận sẽ mang một số bệnh như sau:
“ Ngoài việc gây
độc hại cho tinh thần, cơn sân hận và lòng thù
địch còn tạo ra mối hiểm nguy cho cơ thể chúng
ta. Y học đã khẳng định sự tức giận cùng những
cảm xúc vô bổ khác đều góp phần tạo nên bệnh tật.
Khi tức giận, cơ thể phóng thích một số hóa chất
làm rối loạn sự điều hòa cơ thể. Nếu buồn phiền
sân hận thường xuyên thì lâu dài sẽ dẫn đến
nhiều bệnh tật như loét bao tử, rối loạn tiêu
hóa, táo bón, cao huyết áp, rối loạn tim mạch,
thậm chí ung thư” (trang 10, sđd)
f)Người có nhiều sân hận, về sau có được thân người sẽ có dung mạo xấu xí.
3)
Cách hạn chế sân hận:
a) “ Khi
sân hận sanh khởi, ta nên kiềm chế, lặng yên bất
động như một khúc gỗ… vì trong tâm trạng đó
những gì ta nói ra hoặc làm đều vụng về, thô lỗ,
gây ra những tai hại mà sau này ta phải hối tiếc”.
( Trang 30 sđd).
b) Lúc cơn giận
nổi lên và ta nhận biết được thì nên hoặc chú
tâm liên tục hít thở thật sâu hoặc liên tục niệm
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT nhiều lần thật chí thành,
cơn giận sẽ hạ xuống rất nhanh.
c) Nếu ta tin
rằng mọi việc xảy ra cho ta, tốt hoặc xấu, đều
là cái quả mà nhân của nó do ta tạo ra từ nhiều
kiếp trước hoặc trong kiếp này. Vậy những điều
không tốt đến với ta như bị người nhục mạ, rẻ
khinh,…bị vợ, chồng mắng nhiếc v.v…ta xem như
một lúc nào đó trong tiền kiếp hoặc trong kiếp
này ta đã làm điều đó với họ, hoặc với người nào
khác nên kiếp này ta phải nhận lại quả đó. Nói
tóm lại ta luôn ghi nhớ câu:”Tiên trách kỷ, hậu
trách nhân” để biết nhận lỗi về mình thì cơn sân
không còn làm khổ ta nữa. Hoặc ta tự nhủ thầm
khi gặp chuyện rủi ro: “Ta đang trả nghiệp” và
vui vẻ nhận những cái không hay đến với ta. Hy
vọng trong nhiều lần thực tập, chắc cũng có lần
đạt hiệu quả.
Nếu ai tin và
thực hành được điều này mỗi khi gặp chuyện bất
ưng ý và thấy tâm nhẹ nhàng thì phải nói đó là
điều hạnh phúc vô cùng.
Sau đây tôi xin
được ghi lại những ý chính ở trên thành một bài
văn vần:
HỌC HẠNH
NHẪN NHỤC hay HẠN CHẾ SÂN HẬN
Một niệm sân hận khởi lên,
Muôn ngàn
nghiệp chướng chực bên liền liền.
Vậy điều cần nhớ trước tiên:
HỌC HẠNH
NHẪN NHỤC để yên mọi bề.
Dù ai bêu xấu, mắng, chê…
Ta xem
như thể không hề chi đâu:
Chú tâm hít thở thật sâu,
Hoặc là
niệm Phật nhiều câu chí thành.
Cơn giận sẽ xuống rất nhanh.
Còn không,
nhớ thuộc rành rành lời răn:
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”
Cũng làm
cơn giận bội phần bớt đi.
Làm vậy có lợi những gì ?
Trừ được
cái họa một khi im lời.
Tâm hồn an ổn, thảnh thơi.
Phát sinh
trí huệ, cuộc đời vui tươi.
Còn xem “ta” lớn tựa trời,
Ai mà
đụng đến tức thời nổi sân.
Ấy người ngã mạn, kiêu căng,
Cố chấp,
độc đoán, hung hăng làm đầu.
Gây người thân lắm khổ đau:
Đay
nghiến, la lối nặng sao tâm hồn.
“No mất ngon, giận mất khôn”
Bài học
ấy, phải thường luôn nằm lòng.
Có người sân giết vợ con,
Gây bao
án nặng chẳng còn tính “nhân”.
Còn chuốc lắm bệnh vào thân:
Tim mạch,
mất ngủ bần thần canh thâu.
Cao huyết áp khổ làm sao!
Quá giận,
đứt mạch máu đầu chết ngay!
Lửa sân thiêu đốt ngày ngày.
Tức giận,
phiền não…vò, vày tâm ta.
“Sân nhập, khẩu xuất” phóng ra
Bao nhiêu
lời ác, nghiệp ta lãnh phần.
Người sân chết khổ vô ngần,
Đọa ba đường ác
muôn ngàn đắng cay.
Ôm sân quá khổ
thế này!
Nên mau cố bỏ, chớ chầy nữa chi.
Được vậy có lợi tức thì,
Thân, tâm bớt bịnh còn gì sướng hơn.
Trong lúc tập tu
mười nghiệp lành, tâm ta lúc nào cũng nghĩ
tới hậu quả của việc mình làm thì kết quả
đạt được tốt lắm. Ý vừa nêu nằm trong đề tài
Bài học ngàn vàng: Phàm làm việc gì, trước phải
xét kỹ đến hậu quả của nó. Tác giả Thầy
Thích Thiện Hoa. Ngoài ra tôi luôn tự nhắc nhở
mình tránh làm những đìều ác vì mọi hành động
của ta không qua được Long thần, Hộ pháp. Đạo
Phật đã xác nhận rằng quanh ta có Hiền Thánh
Tăng và những người khuất mày khuất mặt nữa.Tôi
tin điều ấy nhiều hơn sau khi được đọc một vài
cuốn sách nói về những nhà ngoại cảm ở Việt Nam.
Họ có thể tiếp xúc được với những vong linh ở
thế giới vô hình. Xin được ghi lại những điều
vừa trình bày thành văn vần và hai câu đầu in
đậm tôi đã mượn từ sách Làm chủ Vận mệnh, dịch
giả Thầy Thích Minh Quang :
Long thần, Hộ
pháp ở quanh ta,
Việc làm lành,dữ
khó giấu qua.”
Phàm khi làm việc
gì lớn, nhỏ,
Trước phải xét kỹ
“quả”xảy ra.
Bài học ngàn vàng
: chớ bỏ qua,
Không tin (Cố
quên) nhân quả, hại đời ta.
Vô minh luôn dẫn
ta làm quấy.
Mau biết hối lỗi,
nghiệp liền xa.
Đề tài tôi ghi ở
đầu bài, nếu còn tìm hiểu thì viết hoài những
cái cần tránh để khỏi mang tội thì không bao giờ
hết như:
Một ý xấu thoáng
qua đầu,
Đã là tạo nghiệp,
cần đâu thành lời.
(Đã là tạo nghiệp,
cần đâu đợi làm)
hay:
Việc thiện nhỏ,
chớ bỏ qua,
Tránh xa việc ác
dù là mảy may.
Vậy mới biết tập
tu để tránh lỗi lầm vô cùng khó. Nhưng “Chiến
đấu có gian nan, chiến thắng mới vinh quang.”
Tôi tạm ngưng lại
ở đây và xin có lời nói thêm ai tu tốt những
điều tôi ghi ở trên chẳng những đem lại lợi ích
cho bản thân mình mà cả con cháu về sau cũng
được hưởng nữa. Đạo Phật đã dạy vậy nên ông bà
ta đã có những câu ca dao:
Bởi chưng đời
trước khéo tu,
Nên nay con cháu
võng dù thênh thang
Người trồng cây
hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức
để đời về sau…


|