Nền Tảng Đạo Đức
Phật Giáo
Xây Dựng Xã Hội
Chân Thiện Mỹ
Thích Trí Giải
I.
Giới thiệu
Đức
Phật thị hiện ra đời không phải vì danh lợi,
không phải ngồi trên ngai vàng của kinh thành
Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) để cai trị thiên hạ.
Mà vì mục đích cao cả làm cho chúng sinh giải
thoát sinh tử luân hồi, trong Kinh Pháp Hoa nói:
“Như Lai xuất hiện nơi thế gian này với mục đích
làm cho chúng sinh khai thị ngộ nhập Phật tri
kiến.”
Vì
vậy trong suốt 45 năm (theo Theravāda), hoặc 49
năm (theo Mahāyāna) “Đức Phật thuyết pháp độ
sinh để lại tam tạng Kinh điển (Tripiṭaka)
được chia làm ba tạng:
Sūtra piṭaka (Sanskrit;
Pāli: Sutta
pitaka)
Kinh tạng;
Vinaya piṭaka (Sanskrit
và Pāli) Luật tạng;
Abhidharma piṭaka (Sanskrit;
Pali: Abhidhamma
piṭaka)
Luận tạng” [1]
Tam tạng Kinh điển nhằm giáo dục con người sửa
đổi từ đức tính xấu trở thành đạo đức tốt. Đạo
đức Phật giáo nhằm thiết lập một xã hội chân
thiện mỹ, từ một xã hội bạo động thành một xã
hội hòa bình, từ những tư tưởng tiêu cực, bi
quan yểm thế trở về lý tưởng tích cực, lạc quan
năng động và tốt đẹp. Đạo đức Phật giáo là một
lối sống thực hành mang lại an lạc hạnh phúc cho
con người trong cuộc sống hiện tại và giải thoát
trong tương lai chứ không phải niềm tin suông.
Tam tạng Kinh điển của Phật giáo không ngoài mục
đích:
“Tránh xa các việc ác,
Nên làm các việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch,
Đây là lời dạy của chư Phật”
[2]
Muốn cho xã hội hoạt động trật tự và tốt đẹp
bằng cách xây dựng đạo đức con người trong tất
cả đoàn thể của xã hội (như: cơ quan, trường học,
doanh nghiệp, gia đình...) thì đòi hỏi mỗi cá
nhân cần áp dụng theo luật pháp của Nhà nước và
giới luật Phật chế, thực hành đời sống tâm linh
theo lời Phật dạy để diệt trừ tham-sân-si bằng
ba phương pháp Giới-Định-Tuệ.
Giới diệt trừ tâm tham, Định diệt trừ tâm sân,
Tuệ diệt trừ tâm si để tam nghiệp (thân, khẩu,
ý) hằng thanh tịnh. Tu tập năm giới là để biểu
lộ lòng từ bi, tình thương đến tất cả chúng sinh,
ngăn chặn trực tiếp đến sát hại sinh mạng, còn
những giới khác ngăn chặn gây mất hạnh phúc đến
người khác và thúc liễm thân tâm được thanh tịnh
niệm ác khỏi phát sinh.
II. Định Nghĩa Giới (Pātimokka)
Giới gọi là pātimokka (Pāli);
prātimokṣa (Sanskrit) Hán việt gọi
Ba-la-đề-mộc-xoa
波 羅提木叉
nghĩa là biệt giải thoát, tùy thuận giải thoát,
[3]
Giới còn có nghĩa là những phẩm chất tốt đẹp đạo
đức của con người, giới luật như khuôn vàng
thước ngọc để thẩm định, phân biệt hành động
đúng sai, đặc điểm tốt xấu của con người [4]
Giới còn gọi đạo đức là bước đầu tiên trên con
đường của sự thanh lọc tâm, giới là nền tảng của
tất cả những tư cách đạo đức tốt đẹp, Giới dùng
để ngăn chặn những việc xấu xa từ thân, khẩu ý.
Vì vậy, Giới là nền tảng đời sống đạo đức, giới
là những điều răn dạy để điều chỉnh đạo đức con
người nhằm mang lại hạnh phúc cho mình và tha
nhân. [5]
Thế nào gọi là đạo đức, (giới hạnh) đó là những
trạng thái bắt đầu của tâm sở (cetasikā)
trong một con người phải lánh xa việc sát sinh,
hoặc con người phải thực hành đầy đủ nhiệm vụ
của mình [6]
Giới còn gọi Śīla theo Sanskrit
dictionary định nghĩa từ Śīla theo thuật
ngữ Phật học là cách cư xử đạo đức và một trong
sáu pháp Ba-la-mật, giới là những quy tắc hay
còn gọi năm giới (Pañcaśila)
là nền tảng đạo đức trong Phật giáo [7]
III. Phân Loại giới
Giới luật được phân chia trong bảy chúng đệ tử
của Đức Phật gồm hai phần; chúng xuất gia và tại
gia:
a. Giới xuất gia
Theo Luật-tứ-phần, Tỳ-kheo (Bhikkhus):
[8]
Theo Luật-tứ-phần, Tỳ-kheo-ni (Bhikkhunis)
[9]
Các loại giới |
Tỳ-kheo |
Chú thích n=number (số)
T=Taiśotripiṭakam
|
Tỳ-kheo-ni |
Chú Thích n= number (số)
T=Taiśotripiṭakam |
Ba-la-di pārājka;
四波羅夷 |
4 |
T22n1428,
p. 567a16
|
8 |
T22n1431, p.1031b14 |
Tăng-tàn
Sanghādisesa
僧殘 |
13 |
T22n1428, p. 581b06 |
17 |
T22n1431, p.1032a07 |
Bất-định
Aniyatā
不定 |
2 |
T22n1428, p. 600b08 |
|
|
Xả-đọa Nissaggiyā
Pācittiya
捨墮 |
30 |
T22n1428, p. 601c06
|
30 |
T22n1431, p. 1034c07 |
Ba-dật-đề
Pācittiya
單提 |
90 |
T22n1428, p.634a08 |
178 |
T22n1431, p. 1038c01 |
Ba-la-đề-đề-xá-ni
pāṭidesanīyā
提舍 |
4 |
T22n1428, p. 695c16 |
8 |
T22n1431, p. 1038c04 |
Pháp-chúng-học
Sekhiya
百衆學 |
100 |
T22n1428, p. 699c17 |
100 |
T22n1431, p. 1039a04 |
Diệt-tránh
Adhikarana-śamathā
滅諍 |
7 |
T22n1428, p.713c21 |
7 |
T22n1431, p.1040a29 |
Tổng công: |
250 |
|
348 |
|
-
Sa-di (Śrāmaṇeras) 10 giới [10]
- Sa-di-ni (Sāmaṇerī)
10 giới [11]
Không sát sinh;
không trộm cắp; không dâm dục; không nói dối;
không uống rượu;
không được mang vòng hoa thơm hay dùng hương
thơm xoa mình; không được ca, vũ, hòa tấu, biểu
diễn, hay đi xem nghe; không được ngồi giường
cao và rộng lớn; không được ăn phi thời; không
được nắm giữ sanh tượng (vàng bạc) bảo vật.
- Thức-xoa-ma-na-ni:
tiếng Phạn gọi śikṣamānās,
(Pali: ;
Hán: thức-xoa-ma-na 式叉摩那,
chánh học 正學)
nghĩa là người nữ đang học tập các học xứ của
tỳ-kheo-ni.
- Sáu học pháp:
Không sát sinh; không trộm cắp; không dâm
dục; không nói dối; không uống rượu; không ăn
phi thời.[12]
Bốn học pháp đầu được phân biệt thành hai trường
hợp khác nhau, trường hợp thứ nhất, trường hợp
nghiêm trọng, tương đương với bốn ba-la-di đầu
của Tỳ-kheo-ni, nếu phạm phải bị diệt tẫn
Ngoài ra, nếu giết hại súc vật, ăn cắp dưới mức
tội ba-la-di, bốn ba-la-di cuối của Tỳ-kheo-ni,
nói dối dưới mức tội ba-la- di, uống rượu và ăn
phi thời; nếu phạm các điều này mà bị phát hiện,
hay tự mình phát lồ trong ngày nào, thì ngay
ngày đó phải thọ lại từ đầu, và lấy đây làm mốc
cho hai năm học giới, còn thời gian trước khi
phạm hòan toàn xóa bỏ. Ngoài sáu học pháp chính
trên, còn có các học pháp phụ
khác gọi là mười tám tùy pháp
[13]
b. Giới tại gia
-
Ưu-bà-tắc (Phật tử nam Upāsakas),
Ưu-bà-di (Phật tử nữ Upāsikās) [14]
Năm giới dành cho Phật tử: không sát sanh, không
trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không
dùng các chất say.
Ngoài ra còn có Đại thừa Bồ-tát-giới trong Kinh
Phạm-võng:
- Áp dụng cho cả hai chúng xuất gia và tại gia
10 giới trọng
[15]
Giới sát sinh, giới trộm cướp, giới dâm dục,
giới vọng ngữ, giới bán rượu giới nói lỗi tứ
chúng, giới khen mình chê người, giới xan tham,
giới cố giận hờn, giới phỉ báng Tam bảo,
48 giới khinh [16]
IV. Lợi ích của giới
Chúng ta thấy rằng tùy theo cấp bậc của mỗi
chúng khác nhau Phật chế giới theo mỗi mức độ
khác nhau. Nhưng “năm giới đều áp dụng cho tất
cả bảy chúng, bởi vì năm giới rất quan trọng là
nền tảng đạo đức trong cuộc sống,” [17]
Vấn đề giết hại sinh mạng là một hành
động phi đạo đức, giới thứ nhất không chỉ quan
trọng cho mỗi cá nhân con người mà nó còn mang
lại cuộc sống hoà bình và sự tồn tại xã hội,
giới không sát sinh còn thể hiện phẩm chất lòng
từ bi của Phật giáo [18].
Mục đích Phật chế giới là để ngăn chặn
trực tiếp vấn đề giết hại sinh mạng, Nếu
“Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo-ni vi phạm Ba-la-di (pārājikā)
trục xuất khỏi Tăng đoàn” [19]
Trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Phật
bảo A-Nan: “Lục đạo chúng sanh trong các thế
giới, nếu không có tâm sát hại thì không phải
trôi theo sanh
tử tương tục. Người tu Tam muội, cầu ra khỏi
trần lao,
nếu không dứt tâm sát sanh thì trần lao khó ra
khỏi. Dù có nhiều trí tuệ và thiền định hiện
tiền, nhưng tâm sát sanh không dứt, ắt phải lạc
vào Ma đạo.” [20].
“Hết
thảy chúng sanh không nghiệp giết,
Mười phương nào có nổi đao binh,
Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu thiện,
Lo
gì thiên hạ chẳng thái bình.”
Trộm cướp là hành động trái đạo đức, trộm lấy
của người xuất phát từ tâm tham, trộm cướp cũng
là động cơ dễ gây tội giết người, một khi bại lộ
vì bảo vệ mạng sống dễ ra tay giết người, hoặc
khởi lòng tham giết người cướp của. Vì vậy Phật
chế giới ngăn chận tâm tham tránh phạm giới sát.
Như trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm chép: “Tâm
trộm không trừ thì trần lao không ra khỏi, dầu
có trí tuệ, thiền định, hiện tiền tâm trộm không
dứt, quyết chắc phải đọa vào đường ác” nên Phật
ngăn cấm. [21]
Một người lánh xa việc trộm cướp là kết nối đời
sống an lạc và tạo hạnh phúc đối những người
chung quanh. Không trộm cướp mục đích tôn trọng
sự bình đẳng, nuôi dưỡng lòng từ bi, không bị
sinh tử luân hồi:
“Tạc bích xuyên tường ý bất hư,
Thiên ban bách kế, khổ vinh cầu;
Kim sanh cầu đắc tha nhơn vật,
Bất giác chung thiên thọ mã ngưu.
Dịch:
Khoét vách xoi tường chí những đâu,
Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;
Của người dầu có đời nay được,
Đời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu”
(Trần
Thái Tông)
Phật chế cấm giới thứ ba, hàng xuất gia
không được dâm dục vì để bản thể tâm thanh tịnh,
xa lìa ái dục, Phật chế giới cấm hàng phật tử
không được tà dâm là ngăn chặn sự phá họai hạnh
phúc gia đình người khác, và có những lợi ích
sau:
Về phương diện cá nhân, Kinh Thập Thiện nói:
"Người thế gian không tà hạnh thì được hưởng bốn
điều lợi như sau: Sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi,
thân, ý) đều được vẹn toàn, trọn đời được người
kính trọng, đoạn trừ hết cả phiền lụy khuấy
nhiễu, cuộc tình
duyên trọn đời không ai dám xâm phạm".
Về
phương diện đoàn thể, trong xã hội mà ai cũng
không tà hạnh, thì gia đình được yên vui hạnh
phúc, những sự thương luân bại lý sẽ tiêu tan,
những cảnh thù hiềm, chém giết không xảy ra nữa;
con cái được mạnh khỏe, nâng niu, xã hội sẽ
cường thịnh.
Phật dạy cấm nói dối, cũng vì một lời nói, nếu
lời nói chân thật (ái ngữ) mang lại hạnh phúc an
lạc và thay đổi cuộc đời người khác, cũng một
lời nói, nếu chúng ta nói dối, nói ác khẩu, nói
lưỡi hai chiều, nói thêu dệt (ít nói thêm nhiều)
gây tổn thương, mang lại thị phi tranh chấp,
chia rẽ gây mất đoàn kết, và hạnh phúc người
khác…cũng một lời nói có thể dẫn đến giết người.
Đức Phật dạy:
"Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm
thân do kỳ ác ngôn", nghĩa là: Phàm kẻ ở đời,
lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém
mình là do lời nói ác”
[22]
Vì thế trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần,
trong năm
giới thì giới uống rượu rất nguy hại, trong Kinh
Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigālaka Sutta
or Sigālovāda)
của Trường Bộ Kinh (Dīgha-nikāya)
nói rằng: “uống rượu có sáu điều tác hại: tài
sản bị tổn thất, đấu tranh (tranh cãi) tăng
trưởng, dễ gây bệnh tật, tổn thương danh dự, mất
oai nghi tiếp xúc của con người, trí lực bị tổn
hại”. [23]
Trong luật Sa-di, Đức Phật có dạy
"Thà uống nước đồng sôi, cẩn thận chớ phạm đến
rượu"
[24]
Nuớc đồng sôi tan rã thân, rượu
chết mất thân huệ mạng, nên
thà tan rã thân xác thịt, để
còn giữ thân huệ mạng (tinh thần, trí tuệ). Vì
sao Phật ngăn cấm giới uống rượu, bởi vì phạm
giới uống rượu thì bốn trọng giới cũng phạm theo
Nhân quả nghiệp báo:
Trong Tăng-chi-bộ nói rằng: “khi con người
tạo nghiệp dẫn đến kết quả nghiệp trong mọi thời
gian, quá khứ, hiện tại và vị lai, trong kiếp
hiện tại nếu bất kỳ ai tạo nghiệp xấu ác như
giết hại sinh mạng, gây tổn hại đến đời sống
chúng sinh thì kết quả nghiệp tổn thọ (chết yểu),
ăn cướp thì kết quả nghiệp mất tài sản, tà dâm
thì kết quả nghiệp mất hạnh phúc, thù hận gây
thương thích người khác dẫn đến kết quả nghiệp
phá vỡ tình hữu nghị, tâm ích kỷ thì dẫn đến kết
quả nghiệp nghèo nàng, ghen tuông dẫn đến kết
quả nghiệp thù hận, kiêu căng sinh vào gia đình
nghèo khổ,… ngược lại nếu tạo nghiệp thiện dẫn
đến tái sinh về cõi Trời” [25]
Những giới còn
lại nhằm
ngăn ngừa các
điều ác từ thân, khẩu và ý nghiệp không cho phát
sinh tội lỗi và cũng nhằm
ngăn chặn sự
phá hại hạnh phúc, quyền lợi của người khác. Tu
tập giới luật là để thanh lọc tâm được thanh
tịnh làm thềm thang bước lên địa vị Thánh quả,
“Giới luật đóng vai trò rất quan trọng cho vấn
đề phát triển hòa bình và cân bằng trong xã hội,
thực hành năm giới là để ngăn chặn những hành
động phi đạo đức, và mang lại phúc lợi cho mỗi
cá nhân, và những người khác trong xã hội”
[26]
V. Nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội
Phật giáo phân tích những vấn đề bạo
động suy thoái đạo đức trong xã hội bắt nguồn từ
bản năng tham ái (ái dục) của người là nguyên
nhân làm mất cân bằng xã hội, tâm tham đứng đầu
trong ba căn bản phiền não tham (rāga)
sân (dveṣa)
và si (moha),
sinh ra sát hại sinh mạng, trộm cướp, tà dâm,
nói dối… [27]
Do vậy đức Phật dạy rằng:
"Này các Tỳ kheo, do dục vọng làm duyên, nên vua
tranh chấp với vua, Sát đế lợi tranh chấp với
Sát đế lợi, Bà la môn tranh chấp với Bà la môn,
gia chủ tranh chấp với gia chủ, cha mẹ, anh em,
bè bạn tranh chấp lẫn nhau. Khi chúng đã dấn
thân vào sự tranh chấp, chúng đánh nhau bằng
tay, ném nhau bằng đá, đập nhau bằng gậy và chém
nhau bằng gươm. Do đó, chúng bị tử thương, hoặc
ngắc ngư quằn quại." [28]
Theo ngài Dalai-Lama giải thích rằng: “Tôi
tin rằng sự khổ đau này là do sự thiếu hiểu biết
khi con người gây tổn thương và khổ đau đến
người khác để đeo đuổi tìm kiếm hạnh phúc cho
riêng mình (sự hài lòng và sở hữu của cá nhân),
hạnh phúc thật sự đến từ cảm giác nội tâm bình
an và sự thiểu dục tri túc, muốn đạt được phải
thông qua sự tu tập lòng vị tha (từ bi) để loại
trừ lòng ích kỷ tham lam, tất cả chúng ta đều là
con người, chúng ta tìm kiếm hạnh phúc để cố
gắng tránh xa khổ đau” [29]
Theo lời dạy của Đức Phật, tư tưởng chấp ngã
là một sự mơ hồ trừu tượng, niềm tin sai lầm, nó
không có thật. Sự chấp ngã ấy sinh ra tư tưởng
sai lầm về ý niệm “tôi” và “của tôi” tham lam
ích kỷ, chấp chặt, thù hận, ác ý, tự phụ, kiêu
ngạo, tất cả những phiền não này nguyên nhân của
bạo động dẫn đến vấn đề xung đột cá nhân, chiến
tranh giữa các quốc gia, tóm lại từ ý niệm sai
lầm này tạo nên tất cả tội ác và gây bất an
trong cuộc đời. [30]
Học giả
U.
N. Bliswas cũng đồng quan điểm này “tham ái (tṛṣṇā)
là nguồn gốc khổ đau sinh tử luân hồi và nguyên
nhân của tất cả tội ác, bởi vậy chúng ta phải
tiêu diệt tâm tham ái, thì khổ đau, bạo động
chiến tranh và sự giết người, động vật sẽ chấm
dứt” [31]
Trong Kinh Sigalovada của
Dīgha-Nikāya, Đức Phật đưa ra sáu điều khiến
hao tốn tài sản, con người trở nên nghèo nàn và
đau khổ. (1) ham mê uống các loại rượu, (2) du
hành đường phố phi thời, (3) la cà đình đám hý
viện, (4) đam mê cờ bạc, (5) thân cận các bạn
ác, (6) quen thói lười biếng. [32]
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não
tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra
ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh
tham, sân, si cho chúng sinh, nhằm dứt khổ được
vui. Giới định tuệ ấy được thiết lập trên tám
con đường đưa đến sự an lạc và giải thoát đó là
Bát-chánh-đạo.
VI. Mối quan hệ Giới-Định-Tuệ với
Bát-chánh-đạo
Mục tiêu giáo dục của Phật giáo là hoàn
thiện nhân cách đạo đức của con người, giúp con
người sống đúng nhân cách của chính mình, nhân
cách ấy được thiết lập trên nền tảng
Giới-Định-Tuệ thông qua Bát-chánh-đạo: được chia
làm ba nhóm như sau: [33]
Nhóm I. Giới (Śīla)
-
Chánh ngữ: (sammā-vācā) không nói dối,
không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều,
không nói thêu dệt.
-
Chánh nghiệp: (sammā-kammantā) không giết
hại sinh mạng, không trộm cướp, không tà dâm,
không uống rượu
-
Chánh mạng: (sammā-ājiva) không buôn bán
sinh vật, không buôn bán rượu, không buôn bán
chất độc, không buôn bán nô lệ.
Nhóm II, Định (Samādhi)
-
Chánh tinh tấn: (sammā-vāyāma)
Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh, tinh
tấn dứt trừ điều ác đã phát sanh, tinh tấn làm
tăng trưởng điều thiện đã phát sanh.Tinh tấn
tăng trưởng điều thiện chưa phát sanh được phát
sanh.
- Chánh niệm: (sammā-sati) thân, khẩu, ý
luôn giữ chánh niệm không khởi ác.
- Chánh định: (sammā-samādhi) Định là
thiền định, Chánh định là chuyên tâm nhớ nghĩ
một cách chân chánh tìm về cội nguồn cuộc sống
nơi tâm, chuyên chú gạn bỏ mọi phiền não không
đắm trước sự thật của vạn pháp.
Nhóm III, Tuệ (Pañña)
- Chánh kiến: (sammā-ditthi) thấy rõ khổ,
nguyên nhân của khổ, diệt khổ và con đường đưa
đến diệt khổ (tóm lại thấy rõ sự thật của
Tứ-Diệu-Đế)
- Chánh tư duy: giải thoát tư tưởng tham lam,
sân hận và độc ác.
VII.Tổ chức xã hội và chính trị
-
a) Tổ chức xã hội:
Đối với tổ chức xã hội Hindu tại Ấn-Độ thời
xưa chủ yếu dựa vào giai cấp, không có dựa vào
từng cá nhân, nguồn gốc chính ban đầu tổ chức xã
hội theo bốn giai cấp Brahmins (Bà-la-môn),
Kshatriyas (Sát-đế-lợi), Vaishya (Phệ-xá),
Shudras (Thủ-đà-la), ngày nay bao gồm năm giai
cấp, giai cấp thứ năm ấy được gọi là
“panchamas”* or “untouchabl”. Họ không công nhận
tình anh em, vì họ tin rằng xã hội của họ dựa
trên lý thuyết con người được sinh ra từ những
phần khác nhau của vị Thần,
Theo Ṛg-Veda
thì bốn đẳng cấp được sinh ra từ một nguồn, từ
trên cùng cơ thể của con người sơ thuỷ (Puruṣa):
Bà-la-môn được sinh ra từ miệng; Sát-đế-lợi sinh
ra từ tay; Phệ-xá sinh ra từ bắp vế; và
Thủ-đà-la sinh ra từ chân [34]
Đức Phật chưa bao giờ dạy rằng bất kỳ người
nào tôn quý nhất trong cõi đời, Ngài bảo rằng: “tất
cả đều bình đẳng” mọi người đều có thể chứng
Niết-bàn, hòa bình và sự thịnh vượng đối với tất
cả mọi người. Đức Phật bảo rằng cũng giống như
nước từ con sông Hằng (Ganga) nó từ
Jamuna, nó chảy vào biển, tất cả đều nước
biển, cũng giống vậy không có sự phân biệt giữa
con người khi họ vào tôn giáo của Ngài. Vì vậy,
tất cả bình đẳng trong tôn giáo của Ngài [35]
“Phật tính bình đẳng trong mọi chúng sinh”
là tư tưởng nhân quyền trong xã hội mọi người
đều được tôn trọng như nhau để phá bỏ giai cấp
cân bằng xã hội
b. Phật giáo và chính trị
Trong Tăng-chi-bộ-kinh: Ðức Phật đã chỉ ra,
chính các bậc Vua chúa là người phải an lập mình
vào chánh pháp (dhamma),
hiếu đạo với cha mẹ và có lòng chánh trực, tránh
những thói hư tật xấu và làm mẫu mực cho thần
dân của mình.
Ngài nói: "Nếu
Vua là người được liệt vào hàng chánh trực nhất
trong số những thần dân sống không chánh trực
của mình. Thời có cần phải nói người khác không?
Mọi người sẽ noi theo gương Vua. Nếu Vua sống
không chánh trực thì cả nước sống trong thống
khổ... nếu Vua sống ngay thẳng, mọi người sẽ
tích cực noi gương Vua và cả nước sẽ sống trong
hạnh phúc" [
Lại nữa Đức Phật bảo rằng: “khi người lãnh
đạo (cai trị, cầm quyền) một quốc gia công bằng
và đức hạnh, các bộ trưởng (đại thần) cũng trở
công bằng và đức hạnh, khi các bộ trưởng công
bằng và đức hạnh những giới chức cao cấp trở nên
công bằng và đức hạnh, khi giới chức cao cấp
công bằng và đức hạnh thì đội ngũ và đoàn sinh
trở nên công bằng và đức hạnh, khi đội ngũ đoàn
sinh trở nên công bằng và đức hạnh thì người dân
trở nên công bằng và đức hạnh” [37]
Trong Jataka Đức Phật dạy 10 điều cần thiết
cho một chính quyền tốt được gọi là “Dasa Raja
Dharma=Thập-vương-pháp.” Mười điều này có thể áp
dụng cả đến ngày nay cho bất cứ một chính quyền
muốn cai trị nước hòa bình, 10 nguyên tắc đó là:
(1) không thành kiến, tránh xa lòng ích kỷ, (2)
duy trì đặc tính cao, (3) sẵn sàng hy sinh những
thú vui riêng tư chăm lo hạnh phúc cho người dân
(4) chân thật và hết sức liêm chính (5) sống
đời sống hiền lành (6) đời sống đơn giản để
người dân tích cực noi theo, (7) không bị bất cứ
hình thức sân hận nào, (8) thực hiện tinh thần
bất bạo động, (9) thực hành lòng kiên nhẫn, (10)
tôn trọng ý kiến quần chúng để động viên hòa
bình và hòa hợp [38]
Lại nữa một quốc gia muốn hưng thịnh, trở thành
cường quốc không bị ngoại xâm, xâm hại và thôn
tính, không phải đi chiếm, xâm lấn những đất
nước khác mà sức mạnh nằm trong lòng dân vì thế
đức Phật đưa ra bảy nguyên tắc để một quốc gia
hưng thịnh không bị diệt vong. Khi vua
Ajātasattu Vedehiputta (阿闍世
Pl: Ajātasattu Vedehiputto Vua A Xà Thế) của
nước Māgadha (Ma Kiệt Đà) Vua A Xà Thế muốn tấn
công nước Vajjins (跋
祇.越祇.
Pl.: Vajji= Nước Bạt Kỳ) bấy giờ đức Phật đã dạy
bảy điều để một quốc gia hưng thịnh như sau: (1)
sinh hoạt dân chủ, (2) tình đoàn kết dân tộc,
(3) nguyên tắc pháp trị, (4) sự hòa hợp các thế
hệ, (5) tôn trọng phụ nữ, (6) tôn kính các tín
ngưỡng, (7) ưu đãi các bậc minh triết. Đây là 7
nguyên tắc giúp quốc gia hưng thịnh và tránh
diệt vong. Sau khi nghe Tôn giả A Nan trả lời
rằng dân Vajji đã thực hiện 7 pháp này rất tốt
đẹp, Đức Phật kết luận:"Thế thì dân Vajji sẽ phú
cường, không ai có thể chinh phục được". [39]
Lại nữa trong Kinh Cakkavatti Sihanada đức
Phật khuyên thêm về tư cách của người lãnh đạo:
(1) người cầm quyền tốt hành động vô tư, không
nên thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này
nhóm khác (2) người cầm quyền tốt không ấp ủ bất
kỳ các loại sân hận nào với ai, (3) người cầm
quyền tốt không nên sợ hãi bất kỳ điều gì khi
thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng, (4)
người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng
luật lệ thi hành, không phải luật lệ phải thi
hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi
hành luật ấy, luật pháp phải được thi hành một
cách hợp lý và hợp lẽ [40]
Bồ-tát Long Thọ
(Nāgārjuna) đã vạch ra đường hướng cai trị đất
nước dựa trên bốn nguyên tắc sau: (1) việc
chuyển hóa tâm thức và đổi mới xã hội không thể
tách rời nhau, (2) vai trò tối hậu của cá nhân
trong hành trình giác ngộ là điểm then chốt của
đạo đức chính trị, (3) việc truyền bá chánh pháp
tạo cơ hội mọi người tu học thành tựu giác ngộ
là yêu cầu quan trọng của nhà lãnh đạo, (4) nhà
lãnh đạo phải tìm mọi cách để thỏa mãn những nhu
cầu kinh tế của mọi người để họ có thời giờ tu
học và hành trì chánh pháp, Ngài còn vạch ra một
chương trình cụ thể và chi tiết về an sinh, kinh
tế xã hội y tế và giáo dục rất nhân bản và tiến
bộ [41]
Ngoài ra ngài Long Thọ còn đề ra 10 phẩm chất
đạo đức tốt đẹp cho vị Vua để cai trị đất nước:
Vua phải thực hành tinh thần bất bạo động, cấm
giết hại sinh mạng (ahiṃsā), cấm trộm
cướp, cấm tà dâm, kiểm sóat lời nói của mình,
tránh vu khống, triệt để từ bỏ lòng tham, sân,
và tránh giải trí những thứ sai trái, kiêng cữ
say rượu,… dẫn đến một vị vua chân chính, Ngài
khuyến khích vua thực hành những phẩm chất đạo
đức ở trên thì vua sẽ được niềm tin tuyệt đối
của thần dân, nếu đi ngược lại những quy tắc ấy
làm mất niềm tin của thần, dân. [42]
VIII. Asoka (vua A-Dục) tấm gương sáng cai trị
một quốc gia hòa bình và an lạc
Trong lịch sử của đại đế Asoka (vua A-Dục) vào
thế kỷ thứ III tr CN. [43]
Sau những cuộc chinh phạt đẫm máu của mình, đại
đế Asoka cảm thấy kinh hoàng và hối hận, chính
giáo lý của đức Phật đã chuyển hóa cuộc đời của
vua Asoka với những chiến thắng quân sự, vũ khí
thay bằng chiến thắng đạo đức tâm linh. Sau đó
vua Asoka thực hiện tinh thần bất bạo động thực
hành theo năm giới, dưới sự cai trị của đức vua
Asoka hoàn toàn đã thay đổi chính sách cai trị
điềm đạm ôn hòa, từ bỏ lối tra tấn, không bạo
lực, dân chúng được che chở mà ngay cả thú vật
cũng được bảo vệ, Asoka ra lệnh cấm săn bắn, nhà
vua còn kiêng cữ ăn thịt khuyến khích dân chúng
ăn chay, ngoài ra nhà vua còn làm nhiều việc
phúc lợi cho xã hội cất nhà cho người lữ hành
nghỉ chân, xây dựng bệnh viện, các khu an dưỡng,
cấp thuốc trị điều dưỡng cho những tù nhân.
[44]
IX. Giáo dục đạo đức trong gia đình
Trong bài kinh Sigāla Sutta (Kinh Giáo
thọ Thi-ca-la-việt) [45]
Đức Phật dạy về đạo đức của người Phật tử tại
gia với những ngôn ngữ rất bình dị, Ngài dạy cha
mẹ phải có trách nhiệm với con cái, đạo làm con,
đạo vợ chồng, mối quan hệ bạn bè, thân quyến,
giữa chủ và tớ, phận sự đối với tôn giáo.
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước Đức Phật dạy về
năm bổn phận căn bản của cha mẹ đối với con cái
như sau:
- “Ngăn ngừa con khỏi những điều bất thiện;
- Khuyến khích, động viên con làm những điều
lành;
- Cho con học nghề nghiệp;
- Hướng con đến một cuộc hôn nhân thích hợp;
- Trao truyền sản nghiệp (vật chất và những giá
trị văn hoá truyền thống) cho con một cách đúng
Con cái cần phải biết ơn cha mẹ, tự có trách
nhiệm với chính mình và với cha mẹ dưới năm điểm
căn bản
- Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta, ta phải nâng đỡ cha
mẹ;
- Ta phải thay cha mẹ chu toàn bổn phận;
- Ta phải giữ truyền thống gia đình;
- Ta phải xứng đáng là người thừa kế;
- Ta phải làm phước để hồi hướng công đức đến
cha mẹ.”
Những lời dạy này vẫn có giá trị thiết thực ngay
trong thời đại của chúng ta, nếu tất cả các bậc
cha mẹ ghi nhớ và thực hành những lời dạy này
chắc chắn rằng gia đình sẽ bớt xung đột, xã hội
sẽ bớt được rất nhiều tệ nạn, và cuộc sống nói
chung sẽ bớt được nhiều rủi ro và khổ đau không
cần thiết. Con cái cần phải biết ơn cha mẹ, tự
có trách nhiệm với chính mình và với cha mẹ.
Đức
Phật đã thiết lập hệ thống đạo đức khuyến khích
người cư sĩ tại gia sống chân chính, và chu toàn
trách nhiệm bổn phận một cách tốt đẹp trong các
mối quan hệ nhằm xây dựng một xã hội chân thiện
mỹ (văn mình và lành mạnh)
X.
Kết Luận
Tóm
lại qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng,
vai trò Phật giáo rất quan trọng cho vấn đề phát
truyển xã hội, nếu bất kỳ một quốc gia nào áp
dụng theo nền tảng đạo đức Phật giáo thì chắc
chắn rằng sẽ mang đến một quốc gia hưng thịnh
chấm dứt tệ nạn xã hội, một xã hội chân thiện
mỹ.
Để làm được điều đó không phải chuyện dễ, đòi hỏi những nhà lãnh
đạo quốc gia phải làm gương áp dụng thực hành
trước theo lý tưởng và đạo đức mà Đức Phật đã
thiết lập ra, dân chúng sẽ noi gương theo, như
tấm gương của Đại đế Asoka là một minh chứng
Ngoài
ra trách nhiệm Tăng sĩ cũng rất quan trọng phải
có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm hiểu biết
hướng dẫn Phật tử tu hành bằng những khóa tu để
giáo dục đạo đức tuổi trẻ nhận rõ tác hại của
tâm tham, sân, và si
Nhờ
những khóa tu ở các tự viện hiện nay, giúp các
em trẻ học hỏi giáo lý, thực tập thiền định để
tâm ôn hòa và có niềm tin vững chắc về nhân quả
thì chắc chắn các em không bao giờ phạm pháp rơi
vào vòng lao lý.
Mỗi
người tự ý thức tu hành chấn chỉnh đạo đức cho
mình để hoàn thiện nhân cách làm người là góp
phần xây dựng xã hội văn minh tốt đẹp, hòa bình,
và an lạc,
“Kẻ
trí sống tại gia,
Thấy địa ngục sợ hãi,
Do thọ trì Thánh pháp,
Trừ bỏ tất cả ác
Không sát hại chúng sanh,
Biết rồi hay lìa bỏ,
Chân thật không nói dối,
Không trộm của kẻ khác,
Tri túc với gia phụ,
Không ái lạc vợ người,
Dứt bỏ việc uống rượu,
Gốc tâm loạn cuồng si
Thường nên niệm chánh giác,
Suy nghĩ các pháp lành,
Niệm Tăng, quán giới cấm,
Do đó được hoan hỉ…”
[46]
Vì vậy giới là nền tảng căn bản đạo đức của con
người, và thực hiện tinh thần bất bạo động, giữ
hòa bình cho gia đình, xã hội và thế giới. Giới
như chiếc bè đưa người vượt dòng sông sinh tử
đến bờ an vui hạnh phúc miên viễn (Niết-bàn)
Thích Trí Giải
Chú thích:
[1]
Ḗ. Lamotte, History of Indian Buddhism, S. W.
Boin (translated from the French) Université
Catholique De Louvain Institut Orientaliste
Louvain-la-Neuve 1988, p. 149.
[2]
Dhammapāda, The Word of the Doctrine, K. R.
Norman (tr) Published by The Pālitext Society
Oxford 2000. p. 28
[3]
Pāli Dictionary
[4]
Kamla Jain, The Concept of Pañcaśila in Indian
Thought, P.V Reseach Institute Varanasi 1983, p.
[5]
K.H. Shah. “The Buddhist Path of Purification
Its Socio-Spiritual Signification” K.
Sankarnarayan (ed) Contribution of Buddhism
World Culture, Somaiya Publishcations 2006, Vol.
I. pp-68-69.
[6]
B. Buddhaghosa, The Path of Purification (Visuddhimagga),
Ňāṇamoli (translated from the Pali) Buddhist
Publication Society 2010, p. 10.
[7]
M. Monier-William, Sanskrit-English Dictionary,
Motilal Banarsidass Publisher 2005 p. 1079.
[8]
四分律比丘戒本
T22n1429, p.1015a04
[9]
四本比丘尼戒本
T22n1431, p.1030c15
[10]
沙彌十戒并威儀
T24n1471,
p.0926b03
[11]
沙彌尼戒經T24n1474,
p.937a11
[12]
Sáu
học pháp của thức-xoa-ma-na, các luật bộ đại để
tương đồng. Riêng ,
có nội dung khác hẳn: 1. Không được đi đường một
mình; 2. Không được lội sông một mình; 3. Không
được đụng chạm thân thể đàn ông; 4. Không được
ngủ chung nhà với đàn ông; 5. Không được làm mai
dong; 6. Không được che dấu trọng tội của ni và
thêm sáu tùy pháp: 1. Không được cất giữ vàng
bạc làm của riêng; 2. Không được cạo lông chỗ
kín; 3. Không được đào xới đất nơi mà cây cối có
thể mọc; 4. Không được cố ý nhỗ cây cỏ còn sống;
5. Không được ăn đồ ăn mà người không mời; 6.
Không được ăn đồ ăn đã được người khác đụng đến. (Đại
23, tr. 1005a2). Cf. Pali, ,
Pā. 63, Vinaya. iv. 319.
Trích từ
Karmavacanābindusāra, HT. Thích Trí Thủ dịch
giảng Yết-Ma-Yếu-Chỉ chương IV
[13]
Tiếp theo
[14]
T24n1476 p.939c15
[15]
梵網經
T24n1484 trang1004b16- đến
trang1005c25:
[16]
T24n1484 trang 1006a01
[17]
H. Shukla, “Pañcaśīla”, M. Tiwary (ed.)
Perspectives on Buddhist Ethics, Published
Department of Buddhist Studies Delhi University
1989 p. 80
[18]
Tiếp theo
[19]
T22n1429, p. 1015c13-16.
[20]
The
Śūraṅgama Sūtra
(Leng Yen Ching) C. Luk (tr.) Mushiram
Manoharlal Publishers 2007, p. 153
[21]
Tiếp theo, p. 155.
[22]夫士處世斧在口中
所以斬身由其惡言
T24n1471, p. 926c19:
[23]
Dīgha-Nikāya, III 183. M. Walshe (tr) The Long
Discourses of the Buddha, Wisdom Publication
1995. p. 462
Xem Trường Bộ Kinh
[24]
寧飮洋銅。愼無犯酒
T24n1471
trang 926c24:
*
(ở Ấn Độ) (người) thuộc một
đẳng cấp Hindu
mà nếu đụng chạm tới họ là bị coi (như)
làm ô uế những người thuộc các tầng lớp
trên; tiện dân
[34]
P. Abai, Buddhism and Modern Sosiety op.cit.,
105.
[35]
Tiếp theo
[36]
Piyadassi Thera, The Buddha's Ancient Path, Pháp
Thông Việt dịch chương X
[37]
xem P. Abai, đã trích dẫn ở trên, trang 108
[38]Tiếp
theo
[39]
佛告阿難。人數相集會講議正事不。1)長幼和順轉更増盛。2)國人君臣和順上下相敬。3)人奉
法曉忌不違禮度。4)人孝事父母敬順師長。5)人恭於宗廟致敬鬼神。6)人閨門眞正潔淨無穢至於戲笑言不及邪。7)人宗事沙門敬持戒者瞻視護養未嘗懈
T1n1, p. 11a8-11b13. Và xem
Dīgha-Nikāya.
I.6. M. Walshe, op.cit., p. 68. Xem Anguttara
Nikāya. II.208. F. L. Woodward (tr.) the Book of
the Gradual Sayings, London Published for the
Pali text society 1960 p. 27
[40]
P. Abai, Buddhism and Modern Sosiety op.cit.,
108
[41]
Xem Đức Phật và Phật Pháp,
Narada, Phạm Kim Khánh dịch NXB TPHCM, 1998
[42]
V.V.S. Saibaba “Contribution of Buddhist Ethics
and State Craft to World Culture, K.
Sankernarayan (ed) Contribution of Buddhism to
World Culture, Somaiya Publication 2004 p. 261.
[43]
I. M. Ghosh, đã trích dẫn trên, p. 58.
[44 ]
Hinduism Buddhism and Jainsm in Ancient India,
B.R. Verma & S.R. Bakshi (ed) Published by Ajay
Verma 2005 pp. 115-116.
[45]
Dīgha Nikāya, III. 180, M. Walshe (tr) The Long
Discourses of the Buddha, Wisdom Publications,
1995 p. 161, và xem Dīgha Nikaya Trường Bộ Kinh
31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda
sutta) HT. Thích Minh Châu Việt dịch.Trang 538
[46]中
阿
含
經
Kinh Trung A Hàm Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc
Phật Niệm, Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ,
Phẩm Đại, Kinh Ưu Bà Tắc


|