Cánh Cửa Bí Mật To Lớn Của Một Hạnh Phúc Thực Sự
Đã Được Mở Rộng – Giáo Pháp Đức Phật – Viên Đá
Hoà Bình.
Điểm Sách:
“Bí Mật” của Định
Luật Phản Hồi
Dương Tiêu dịch
Nhân
loại đã tranh luận và tìm hiểu khai thác thành
công Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn trong một thời
gian khá dài hàng thế kỷ qua. Chúng ta hãy thử
phân tích một bình diện hoàn toàn trái ngược với
Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn, tạm gọi là Định Luận
Vạn Vật Phản Hồi Cản Trở xem sao?
Trước
tiên, điểm không may đầu tiên về Định Luật này
cho chúng ta biết rằng, tất cả những tư tưởng ý
nghĩ bất thiện bằng cách này hay cách khác sẽ
phản hồi ngược lại vào chính bản thân chúng ta,
cho đến khi lòng từ được trải rộng đầy đủ để
phát huy định lực trí tuệ nhằm giải toả tiêu trừ
những pháp bất thiện đó. Chúng ta càng cố gắng
tránh né hoặc cưỡng lại những tư tưởng bất thiện
này, một cách tự nhiên, theo Định Luật Vạn Vật
Phản Hồi Cản Trở, những pháp bất thiện này sẽ
càng ngấm sâu vào đầu óc chúng ta.
Những
vấn đề mà chúng ta sợ hãi khiếp sợ sẽ không bao
giờ tự nhiên rời khỏi tâm trí, nguyên nhân chính
là nó đã nằm sâu trong bản thân chúng ta ngày
này tháng nọ và bám sát chúng ta bất cứ nơi đâu.
Vài
người cho rằng vấn đề này là vấn đề phát triển
tự nhiện của vũ trụ và vạn vật, nhưng tôi cho
rằng vấn đề này tạo ra do nghiệp lực và quan
điểm quán sát hiện tượng của hành động vốn đã
hiện hữu trong ta, rồi lộ diện ra ngoài thân
tướng của chúng ta.
Vì
thế mọi khía cạnh và mục đích của cuộc đời, ngay
cả con đường dẫn đến sự giác ngộ, tất cả đều tuỳ
thuộc vào bản thân chúng ta.
Điểm
may mắn trong định luật này, khi chúng ta đối
diện và phản kháng những pháp bất thiện một cách
mạnh mẽ tỷ lệ thuận với những bài học và kinh
nghiệm quý báu mà chúng ta học được lại càng
mạnh mẽ hơn. Chúng ta không nên cần cưỡng cầu,
chống lại những ý nghĩ bất thiện bộc phát mà nên
tập trung trí tuệ nhận diện cảnh giác chạm trán
với nó. Nếu điều này thực hiện đúng đắn, nhất
định chúng ta sẽ giải trừ mọi tạp khí nội kết sợ
hãi khiếp sợ, tà kiến mới bộc phát, đã bộc phát
lâu dài hoặc ngủ ngầm trong bản thân chúng ta.
Khi
chúng ta quán sát sự sợ hãi tà kiến đúng như
thực chất, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác
nhau giữa bản chất thực thể của các pháp bất
thiện và thực tướng bên ngoài của nó. Sự đau đớn
vì sợ hãi khiếp nhược bao giờ cũng nhẹ lúc khởi
đầu, nhưng trạng thái này sẽ dễ dàng tăng lên
nếu chúng ta chạy trốn hoặc cưỡng lại. Niềm đau
chôn dấu này không đến từ bản chất của sự run sợ
khiếp đảm, mà đến từ tư tưởng chống lại và chạy
trốn của chúng ta.
Một
thí dụ cụ thể sau đây: sự sợ hãi của bệnh nhân
chờ khám răng phần lớn, lớn hơn nhiều sự sợ hãi
khi bước vào gặp nha sĩ.
Khi
những pháp bất thiện được nhận thấy và quán sát
càng lâu, Chân lý sự thật vũ trụ sẽ ngày càng dễ
hiễu và sáng tỏ trong cuộc sống hàng ngày - bởi
vì Sự Thật và Chân Lý luôn luôn tự nhiên hiện
hữu trong vũ trụ. Ngoại trừ nguyên nhân do
nghiệp quả tạo ra, mọi sự việc trên đời này xảy
ra đều có nhân duyên của nó, vì vậy chúng ta
phải cẩn thận với mọi tư tưởng lời nói hành động,
tất cả hậu quả và hệ lụy phần lớn đều do chúng
ta tự tạo ra và tự tiêu trừ.
Khi
chúng ta trải qua những vấp ngã và kinh nghiệm
đau đớn trên đường đời, nếu chúng ta không biết
học hỏi và ứng dụng cho tương lai, chúng ta sẽ
đánh mất đi những bài học quý giá nếu những
chướng duyên mới tiếp tục xuất hiện. Cái vòng
tròn tự nhiên lẩn quẩn từ kiếp này sang kiếp
khác và ngay cả trong kiếp sống hiện tại có
nhiều cơ hội để chúng ta học hỏi và đầy đủ ý chí
để vượt qua những yếu điểm nhu nhược của tinh
thần hòng cuối cùng chúng ta hoàn toàn tự tại từ
tất cả mọi sự đau khổ trong cuộc đời.
Dương Tiêu dịch
Nguồn:
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=12,6654,0,0,1,0

===================================
SỰ LIÊN HỆ GIỮA THIỀN ĐỊNH & ĐỜI SỐNG THƯỜNG
NHẬT
Nguyên tác:
Rajah Kuruppu
Việt dịch:
Dương Tiêu
Con người là sự
kết hợp giữa Thân Thể và Tinh Thần. Khoa học
hiện đại ngày nay chỉ mới nhấn mạnh tầm quan
trọng của Tâm gần đây, nhưng Đức Phật đã cho
chúng ta biết vai trò quý báu vô cùng to lớn của
Tâm hơn 2,500 năm trước.
Trong câu kệ mở
đầu của Dhammapada (Kinh Pháp Cú), Tâm dẫn đầu
tất cả các trạng thái của con người, Tâm là
trạng thái tối thượng gây ra tất cả các hành
động trạng thái khác của con người. Danh từ
“Bhanava” thông thường được chuyển ngữ sang Anh
ngữ là “Mediation” - tiếng Việt gọi là Thiền
Định giữ một vai trò tối hậu trong việc thực
hành giáo Pháp của Đức Phật.
“Bhanava” có
nghĩa là tập trung tăng cường sự phát triển của
trí tuệ, có lẽ thuật ngữ “Meditation” trong
tiếng Anh chưa diễn tả đầy đủ toàn bộ ý nghiã
nguyên thủy của “Bhanava” nhưng vì sự tiện lợi
và phổ cập của quần chúng, từ “Meditation” đã
trở nên quen thuộc với thế giới.
Thiền Định được
phân loại làm hai: “Thiền Chỉ” (Samatha) tức là
tập trung chú tâm vào một đề mục duy nhất trong
suốt thời gian hành thiền; và “Thiền Quán” (Vipassana
Bhavana) tức là trạng thái tâm quan sát mọi việc
xung quanh như đúng bản chất thực thể của nó, từ
đó nhận diện được: “vô thường”, “khổ”, “vô ngã”.
Quan trọng hơn
nữa, thiền định còn giúp chúng ta có được trạng
thái tỉnh thức của tâm, chúng ta quán sát được
mọi sinh hoạt của thân thể, cảm thọ, suy nghĩ và
các hiện tượng chung quanh.
Mục đích tối
thượng của thiền định là loại bỏ tà kiến, sự suy
nghĩ tạp loạn, và các ảo giác, mộng mơ, đòi hỏi
hoặc chán chường mệt mỏi của “Tâm” nhằm thấy
được sự thật hiện hữu của vạn vật chung quanh và
đạt được trạng thái an lạc quân bình tuyệt đối
cho tinh thần (Nibbana), mà trong thuật ngữ Phật
học chúng ta gọi là “Niết Bàn”. Tuy nhiên những
thành quả mà chúng ta gặt hái được trong thiền
định còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố chung quanh,
và không phải một sớm một chiều mà chúng ta có
thể đạt được.
Thường thì một
thiền sinh mới nhập học không dễ gì có được bốn
trạng thái Từ Bi Hỷ Xả và sự cân bằng tinh thần
trong một thời gian ngắn. Thông thường, chúng ta
thường quan niệm thiền định chỉ được thực tập
trong một khoảng thời gian cố định nào đó trong
ngày, chẳng hạn vào sáng sớm hoặc tối trước khi
đi ngủ và sau đó thì trở lại với đời sống thường
nhật. Điều này hoàn toàn không đúng với định
nghĩa của danh từ “Bhanava”, chúng ta phải tỉnh
thức và chánh niệm nhận diện mọi việc xảy ra
thường nhật trong mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi,
suy nghĩ, hành động, lời nói.
Trong sự liên hệ
giữa thiền định và đời sống hàng ngày, chúng ta
luôn luôn tỉnh thức tập trung vào mọi sự thay
đổi của tinh thần và thân thể một cách chánh
niệm. Chẳng hạn, chúng ta cần phải quán sát và
tập trung mọi việc xung quanh như: lái xe, làm
việc, giải trí… một cách cụ thể hơn mọi hành
động cử chỉ lời nói của chúng ta đều phải đặt
trong trạng thái thiền định.
Khi một người
nhận diện được “sự hiện hữu như thật” của mọi
hiện tượng chung quanh, Đức Phật khuyên chúng ta
nên sống thực tế với hiện tại, tương lai chưa ai
biết được, quá khứ đã trôi qua, tuy nhiên chúng
ta cần phải có thời khoá biểu cũng như kế hoạch
cho tương lai, dù sao đi nữa chân chúng ta cũng
còn chạm mặt đất và còn tồn tại trong thế giới
này.
Thiền định cần
phải thực tập một cách đúng đắn thích hợp với
môi trường, sức khoẻ và thực hành hơi thở. Hơi
thở theo đuổi suốt cuộc đời con người, hơi thở
ngưng đồng nghĩa với sự chết. Thiền định không
nên thực hành trong lúc chúng ta quá sung sướng
hoặc qua buồn chán, vì lúc này trạng thái tâm
thần không ổn định, hơi thở sẽ quá ngắn hoặc quá
dài, đôi khi gián đoạn mệt nhọc, điểm này rất
quan trọng trong suốt thời gian thực tập sự quán
sát thân thể và hiện tượng của vạn vật chung
quanh trong đời sống hàng ngày.
Thiền sư nổi
tiếng, Henepola Gunaratana Nayaka Thera, viện
chủ Trung Tâm Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy
và Thiền Viện Forest tại miền tây tiểu bang
Virginia - Hoa Kỳ, có một lời khuyên rằng chúng
ta nên thực tập hơi thở cho mỗi một phút hàng
ngày. Điều này sẽ làm tinh thần chúng ta thoải
mái và bình tĩnh trong đời sống thường nhật.
Khi thực tập
thiền định, các vị Thiền sư thường khuyên các
thiền sinh nên quán niệm trong đầu “thở ra” và “
thở vào” để quán sát lộ trình của hơi thở, từ đó
dễ dàng chuyển từ “Thiền Chỉ” sang “Thiền Quán”
tương đối dễ dàng hơn.
Một tâm trí
thoải mái, chánh niệm, an lạc sẽ dễ dàng giải
quyết mọi sự việc hàng ngày một cách thông thái,
chính xác và hiệu quả.
Thất bại và
thành công là những kinh nghiệm quý báu để chúng
ta thực tập thiền định trong đời sống và quán
sát sự tỉnh thức của bản thân đối với vấn đề đó.
Thiền Định còn
có thể thực tập trong lúc chúng ta dùng bữa…
Việc ẩm thực trong Phật Pháp cần tập trung một
cách tuyệt đối từ lúc trước khi ăn, đang ăn và
sau khi ăn.
Tóm lại, Thiền
định cần phải thực hành hàng ngày trong đời sống
từ lúc chúng ta thức dậy cho đến lúc đi ngủ.
Dương Tiêu
lược dịch
Nguồn:
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,6601,0,0,1,0
==========================================
Phật
Tử Có Thể Vạch Ra Phương Pháp Giảm Bớt Khổ Đau
Cho
Tín Đồ Thiên Chúa Giáo
Nguyên tác:
Ray Waddle
(The Tennessean)
Việt dịch:
Dương Tiêu
Mỗi ngày ở mọi
nơi trong cuộc sống chúng ta phải đương đầu với
các ngọn gió ô nhiễm vốn từng phút từng giây
quấy rối ngay tâm hồn chúng ta. Những màn kịch
gió xoáy nghiệt ngã bao giờ cũng thổi mạnh và
quấy rối chúng ta trên đường đời.
Có bao nhiêu lần
trong một giờ mà đầu óc chúng ta phải suy nghĩ
về những điều vớ vẩn và vô bổ trong cuộc đời,
chẳng hạn như: Cô ấy quá ư là lắm chuyện… Tôi
quá ư là nặng cân… Anh ấy không phải là người Mỹ…
Bà ấy hơi bất bình thường… Tôi là một thằng vô
dụng… Đức Chúa Trời sẽ nguyền rủa tất cả bọn họ,
v.v.
Đầu óc chúng ta
luôn luôn bận rộn với những câu chuyện tào lao
như trên, hoặc mất thời gian để thoát khỏi các
nỗi buồn phiền và đau đớn hàng ngày, tuy nhiên
chính các phán xét và thành kiến của chính mình
đã làm cho chính bản thân chúng ta ngày càng đi
vào vòng lẩn quẩn của sự đau khổ.
Trong 30 năm qua,
Gordon Peerman, giám mục của một nhà thờ địa
phương và cũng là nhà tâm vật lý trị liệu, đã và
đang cố gắng tìm hiểu phương pháp làm sao để
giảm bớt nỗi khỗ đau; và tại sao con người lại
phải đau khổ. Để giải quyết vấn đề nan giải này,
Giám mục Gordon đã nghiên cứu tường tận phương
pháp tu hành của Thiên chúa giáo truyền thống
cũng như Phật Giáo để mọi người có thể tự thực
tập hòng giảm bớt vấn đề “đau khổ” muôn thuở này.
Gordon Peerman sẽ
ký tên vào quyển sách mới xuất bản: Niềm
Giải Thoát Thiêng Liêng: Những Gì Thiên Chúa
Giáo Có Thể Học Hỏi Từ Phật Giáo Về Phương Pháp
Giải Thoát Sự Đau Khổ (SkyLight Paths
Publishing), tại tiệm bán sách Davis-Kidd vào
lúc 7:00pm ngày 6 tháng 11 năm 2008.
Theo Gordon, câu
hỏi thường thường đặt ra trong xã hội: Làm
sao chúng ta có thể vượt qua nỗi đau thể chất và
tinh thần trong đời sống hàng ngày? Tác giả
đã nhận định rõ ràng nỗi đau đớn và sự đau khổ
không nhất thiết hoàn toàn giống nhau, và điều
này đã tạo ra mọi sự khác biệt mâu thuẫn trong
đời sống hàng ngày.
Đau đớn buồn rầu
xảy ra, chỉ vì đời sống của con người vốn dĩ
không ngừng đè nén và áp lực trên hai phương
diện Thân và các mối quan hệ tương quan trong xã
hội. Nhưng theo Gordon thì nguyên nhân của đau
khổ là những suy nghĩ và các câu chuyện tào lao
hàng ngày trong xã hội bám chặt trong đầu óc
chúng ta, và chúng ta vô tình hay hữu ý đã cưỡng
cầu chống lại những gì xảy ra hàng ngày, thay vì
nên chấp nhận và nhìn thẳng vào những sự việc
xảy ra với như đúng bản chất của nó.
Theo Phật Pháp,
đau khổ là hệ luỵ được chính bản thân chúng ta
tự cộng vào nỗi đau đớn buồn rầu bình thường,
khi chúng ta cưỡng cầu chống lại sự việc vốn đã
xảy ra và đã qua rồi, đương nhiên chúng ta sẽ tự
chuốc thêm nhiều đau khổ .
Hàng triệu người
luôn than khóc rầu rĩ với một câu hỏi quen thuộc
mà chúng ta thường nghe: Trời ơi, Tôi đã làm
gì mà trời lại hại tôi đến nông nỗi này?
Theo kinh nghiệm của ông Peerman, cưỡng cầu
chống lại hoặc đi tìm nguyên nhân tại sao chúng
ta lại bị tai hoạ thế này thế kia luôn luôn ít
hiệu quả hơn là chạm trán, dựa theo và đương đầu
một cách tự nhiên với đau khổ cho tới khi nỗi
khổ tan dần và lòng từ xuất hiện trong chúng ta.
Hơn nữa từ trong
đau khổ sẽ mang lại nhiều điểm tuyệt vời thông
thái trí tuệ cũng như những điều mới lạ mà chúng
ta không hề nhận thấy trước đó, nếu không có
những thất bại trên đường đời. Sau những thất
bại trên đường đời, con người hiểu biết sẽ trở
nên tư duy và suy nghĩ chững chạc hơn, ngược lại
những người không hiểu biết sẽ trở nên buồn rầu
chán nản và trở nên tiêu cực hơn nếu trong tương
lai loại người này chạm trán với những thất bại
chướng ngại vật trên đường đời đầy chông gai.
Quyển sách cống
hiến cho độc giả 9 phương pháp thực tập để giải
tỏa sự sợ hãi và đau khổ. Theo một ví dụ trong
quyển sách, nỗi sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực sẽ
tàn phá đời sống hiện tại và tương lai, những
câu nói thiếu thiện chí đầy thành kiến và lo
lắng hàng ngày chẳng hạn: “Tôi không tin
tưởng bạn”, “Tôi không có khả năng”, “Tôi không
thuộc về..?”, “Nhiều điều bất tường sẽ xảy ra
cho tôi..?” không những làm cho bạn lo lắng
và mất lòng tin mà còn là một trong những nguyên
nhân khiến những sự việc tai hoạ đó nhanh chóng
chụp lên đầu và cuộc sống của bạn.
Thay vì đặt những
câu hỏi như vậy, chúng ta nên tự hỏi: Có phải
sự phán đoán đó đúng không? Tôi có thể tuyệt đối
biết điều đó hoàn toàn đúng? Làm sao tôi phản
ứng khi những suy nghĩ tiêu cực thoáng qua đầu
tôi? Ai hoặc cái gì tôi sẽ trở thành nếu tôi cứ
tiếp tục giữ những ý nghĩ tiêu cực này? Tự
do tinh thần và cuộc sống sẽ đến với các bạn khi
bạn tự kiểm tra mình bằng những câu hỏi mang
tính chất Phật giáo như vậy.
Tín đồ Thiên Chúa
Giáo hoặc Phật Giáo đề nghị các phương pháp bất
bạo động hoà nhã tế nhị hiền hoà và môi trường
hoà bình chung quanh có thể thay đổi tâm hồn mọi
người. Mới nghe qua thì có vẻ trừu tượng, nhưng
thật ra chịu khó suy nghĩ bạn sẽ thấy phương
pháp này rất thực tế và có thể thực hiện được.
Trong thời đại
thông tin rầm rộ và thường bị sai lạc cũng như
quá nhiều lý tưởng hoá, bao giờ cũng dễ dàng có
nhiều sự chỉ trích, than phiền, mạt sát lẫn nhau
giữa người và người.
Thế giới hiện nay
có quá nhiều người có tâm hồn nóng nảy và cực
đoan cần phải được bình tĩnh và làm dịu lại.
Những dụng cụ và
phương pháp để có một tâm hồn an lạc từ ái và
giảm bớt đau khổ đã được chỉ dẫn và minh hoạ một
cách cụ thể trong quyển sách vừa mới xuất bản
của Gordon Peerman: “Blessed Relief: what
Christian can Learn from Buddhists about
Suffering.”

|